1900 8198

42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tìm kiếm

KHUYẾN CÁO VỀ CHUYỂN ĐỔI ĐƯỜNG DÙNG KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM SANG ĐƯỜNG UỐNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI

22/06/2024 - 11:37

Căn cứ Quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” và danh mục thuốc kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện đến thời điểm hiện tại, Hội đồng Thuốc và điều trị Bệnh viện khuyến cáo các tiêu chí khuyến khích chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống; sơ đồ diễn tiến việc chuyển đổi kháng sinh đường tiêm sang đường uống theo đánh giá lâm sàng và danh mục kháng sinh chuyển từ đường tiêm/truyền sang đường uống (IV/PO) phù hợp với thực hành lâm sàng tại Bệnh viện như sau:

I. Tiêu chí khuyến khích chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống theo đánh giá lâm sàng

Người bệnh người lớn nội trú đáp ứng các tiêu chí sau:

A. Dấu hiệu sinh tổn ổn định và đang tiến triển tốt

 Huyết áp tâm thu ở mức ổn định (>90mmHg) và đang không dùng vận mạch hoặc liệu pháp bù dịch

B. Các triệu chứng của nhiễm trùng cải thiện tốt hoặc không còn

 Không sốt, nhiệt độ < 38,3oC và không cần dùng thuốc hạ nhiệt trong ít nhất 24 giờ

 Không có hiện tượng hạ thân nhiệt, nhiệt độ > 36oC trong ít nhất 24 giờ

C. Đường tiêu hóa không bị tổn thương và ổn định về mặt chức năng

 Không có các tình trạng ảnh hưởng đến hấp thu thuốc qua đường uống:

hội chứng kém hấp thu, hội chứng ruột ngắn, liệt ruột nặng, tắc ruột, hút dịch dạ dày liên tục qua ống thông mũi.

D. Đường miệng không bị tổn thương (người bệnh sử dụng được thuốc uống)

 Không nôn

 Bệnh nhân hợp tác

E. Không có các chống chỉ định của kháng sinh đường uống liên quan đến loại nhiễm khuẩn

 Không đạt nồng độ kháng sinh thích hợp tại vị trí nhiễm trùng bằng đường uống

 Không có các tình trạng nhiễm trùng sau:

√ Nhiễm khuẩn huyết nặng, nhiễm khuẩn huyết do S.aureus

√ Viêm mô tế bào hoặc viêm cân cơ hoại tử

√ Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não)

√ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

√ Viêm trung thất

√ Đợt cấp bệnh xơ nang

√ Giãn phế quản

√ Nhiễm trùng mô sâu, ví dụ áp xe, viêm mủ màng phổi

√ Viêm tủy xương

√ Nhiễm trùng hoại tử mô mềm

√ Viêm khớp nhiễm khuẩn

√ Nhiễm khuẩn liên quan đến các thiết bị cấy ghép

 

F. Kháng sinh đường uống có sinh khả dụng tốt, có phổ tác dụng trùng hoặc tương tự thuốc tĩnh mạch và sẵn có tại bệnh viện.

 

II. Sơ đồ diễn tiến chuyển đổi kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống theo đánh giá lâm sàng

Đối với người bệnh người lớn:

III. Danh mục kháng sinh chuyển từ đường tiêm/truyền sang đường uống (IV/PO)

Bảng 1. Bốn nhóm kháng sinh áp dụng chuyển từ đường tiêm/truyền sang đường uống

Nhóm

Định nghĩa

Kháng sinh

Nhóm 1

Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống cao (>90%), hấp thu tốt và dung nạp tốt ở liều tương tự liều đường tiêm

Levofloxacin

Linezolid Cotrimoxazol

Moxifloxacin

Fluconazol

Metronidazol

Nhóm 2

Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống thấp hơn (70-80%) nhưng có thể bù trừ bằng tăng liều của kháng sinh uống

Ciprofloxacin

Voriconazol

Nhóm 3

Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống cao (>90%) nhưng có liều tối đa đường uống thấp hơn so với liều đường tiêm (do dung nạp tiêu hóa kém)

Clindamycin

Cephalexin

Amoxicillin

Nhóm 4

Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống thấp hơn và liều tối đa thấp hơn đường tiêm

Cefuroxim

Ghi chú:

Nhóm 1-2 có thể sử dụng ban đầu qua đường uống cho các nhiễm khuẩn không đe dọa tính mạng, bệnh nhân có huyết động ổn định và không có vấn đề về hấp thu, có thể sử dụng trong chuyển tiếp IV/PO nếu đáp ứng điều kiện lâm sàng.

Nhóm 3-4 có thể sử dụng trong chuyển tiếp IV/PO theo nguyên tắc: sau khi nhiễm khuẩn cơ bản đã được giải quyết bằng kháng sinh đường tiêm ban đầu, kết hợp tác dụng của kháng sinh với tình trạng miễn dịch của người bệnh.

 

Áp dụng 3 hình thức chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống trong điều trị như sau:

1. Điều trị tiếp nối (sequential therapy): chuyển từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống cùng hoạt chất.

2. Điều trị chuyển đổi kháng sinh tiêm uống (Switch therapy): chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống cùng nhóm, nhưng kháng sinh đường uống có thể là hoạt chất khác, có cùng hoạt lực và phổ tác dụng.

3. Điều trị xuống thang (Scale down therapy): Chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống khác có thể cùng loại, cùng nhóm hoặc khác nhóm với kháng sinh đường tiêm. Tuy nhiên, tần suất, liều dùng và phổ tác dụng có thể không hoàn toàn tương tự như kháng sinh đường tiêm.

Bảng 2. Danh mục kháng sinh tại Bệnh viện gợi ý chuyển đổi ở người lớn

 

STT

Kháng sinh tĩnh mạch

Kháng sinh đường uống

Tên hoạt chất

Tên biệt dược

Tên hoạt chất

Tên biệt dược

1

Levofloxacin 750mg mỗi 24 giờ

Levogolds 750mg...

Levofloxacin 500 mỗi 12 giờ

LEVODHG 500...

2

Moxifloxacin 400mg mỗi 24 giờ

Avelox Inj Mikrobiel Biviflox; Rvmoxi 400mg/250ml...

Moxifloxacin 400mg mỗi 24 giờ

Avelox Tab 400mg...

3

Metronidazol 500mg mỗi 12 giờ

METRONIDAZOL KABI; Metronidazole/Vioser 500mg/100ml...

Metronidazol 500mg mỗi 12 giờ

Metronidazol 250...

4

Ciprofloxacin 400mg mỗi 12 giờ

Ciprobay, CIPROFLOXACIN KABI, Nafloxin 400mg/200ml...

Ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ

Ciprobay Tab, Cifga 500mg...

5

Ampicillin/sulbactam (liều theo ampicillin) 1-2g mỗi 6 giờ

Ama-Power; Unasyn Inj 1,5g...

Amoxicillin/acid clavulanic (liều theo amoxicillin) 500-1000mg mỗi 8 giờ

Curam 625mg, 1g; Augmentin 1g...

6

Cefotaxim 1g mỗi 12 giờ

Golcefo, Imetoxim, Cefovidi 1g...

Ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ

Ciprobay Tab, Cifga 500mg...

7

Ceftriaxon 1-2g mỗi 24 giờ

Rocephin 1g I.V...

Ciprofloxacin 500 mỗi 12 giờ
hoặc amoxicillin/acid clavulanic 875/125mg mỗi 12 giờ

Ciprobay Tab, Cifga 500mg...

Augmentin 1g...

Curam 1g

8

Clindamycin 600mg mỗi 8 giờ

Dalacin 600mg...

Clindamycin 300-450mg mỗi 6 giờ

Dalacin 300mg...

8

Cefepim 2g mỗi 8 giờ

Cefeme 1g...

Levofloxacin 500mg mỗi 12 giờ

LEVODHG 500...

9

Gentamicin 5mg/kg mỗi 24 giờ

GENTAMICIN KABI 80MG/2ML...

Ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ<

Bài viết liên quan