Phát hiện khối u buồng trứng từ cách đây hơn một năm, kèm theo polyp lớn buồng tử cung gây chảy máu nhiều nhưng khi được bác sỹ khuyên phẫu thuật sớm thì bệnh nhân T., 63 tuổi, ở Đông Anh - Hà Nội lại từ chối và về nhà tự uống thuốc theo những lời mách bảo truyền miệng. Chỉ đến khi tình trạng rong huyết trở nên nghiêm trọng, cân nặng sa sút nhanh chóng chỉ trong vòng một tháng, thỉnh thoảng ngất xỉu đột ngột thì bệnh nhân mới quay lại bệnh viện.
Ông N.N.T, 83 tuổi, trú tại Tiền Hải, Thái Bình có u ở dưới hàm trái trên 30 năm phát triển to dần. Bệnh nhân đi khám các cơ sở y tế khác chẩn đoán u lành và do tuổi cao nên lo lắng không đi điều trị. Một năm gần đây, khối u bắt đầu tăng kích thước nhanh nhưng phải đến khi khối u vỡ bắt đầu chảy máu, chảy dịch, ông T. mới đến bệnh viện.
Bệnh nhân T.H (18 tuổi, trú tại Tây Hồ, Hà Nội) có khối u ở sau cổ từ năm 11 tuổi. Ban đầu khi khối u còn nhỏ, em đã được mẹ đưa đi khám ở nhiều cơ sở y tế chuyên khoa nhi và ung bướu với mong muốn có thể cắt bỏ sớm để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống. Nhưng lần nào hai mẹ con cũng thất vọng quay về vì bác sỹ bảo không mổ được do khối u nằm ở vị trí nguy hiểm.
U tuyến giáp là một trong những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp phổ biến nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Trong đó có tới hơn 90% các trường hợp u tuyến giáp là lành tính và có thể điều trị dứt điểm mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người cho rằng điều trị bệnh lý ung bướu không nên động chạm dao kéo, nhất là những người mang khối u lành tính lại càng có tâm lý chủ quan, phó mặc cho số phận hoặc mong chờ bệnh tự khỏi, như trường hợp dưới đây của một bệnh nhân 55 tuổi, trú tại Mê Linh, Hà Nội.
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cho một bệnh nhân mang khối u trung thất lớn, đẩy xẹp phổi trái. Đáng nói, khối ung thư chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi mổ ruột thừa nên kích thước đã khá lớn, phẫu thuật khó khăn hơn.
Trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư, phát hiện bệnh giai đoạn sớm là yếu tố quyết định khả năng chữa khỏi. Đáng tiếc là có không ít người tuy phát hiện bệnh sớm nhưng vì chủ quan, đặt niềm tin sai chỗ mà bỏ lỡ giai đoạn “vàng” trong điều trị bệnh, như trường hợp dưới đây của bệnh nhân 52 tuổi trú tại Hoàng Mai, Hà Nội.
Ung thư tuyến giáp vốn được xem là một trong các bệnh ung thư “nhẹ nhàng” nhất trong các loại ung thư vì khả năng khỏi bệnh cao. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất, cơ hội sống trên 5 năm cho các bệnh nhân là gần 100%. Thế nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì điều trị sẽ cực kỳ phức tạp và nguy hiểm, như trường hợp của bệnh nhân dưới đây.
Chúng tôi gặp bà T. (85 tuổi, ở Mê Linh - Hà Nội) tại phòng bệnh khoa Ngoại Đầu cổ - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội với gương mặt buồn bã, mệt mỏi và đầy lo âu, chiếc khăn đen lớn buộc quanh khối u như muốn che chắn hết những ánh mắt tò mò quanh mình.
Các bác sĩ khoa Ngoại Đầu cổ - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa phẫu thuật thành công khối u khoảng bên họng – loại u vùng đầu cổ khá hiếm gặp cho bệnh nhân nam 67 tuổi (trú huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Khối u có đường kính lên tới 10 cm nằm sâu trong khẩu kính thành họng, sát với nền sọ nên tiên lượng cuộc mổ rất khó khăn.
Các bác sỹ Khoa Ngoại Vú – Phụ khoa vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bị vỡ u buồng trứng, bụng chứa hơn 15 lít dịch đặc, giúp bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch.
Khoa Ngoại Theo yêu cầu - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa cho xuất viện ca bệnh nhân nữ trẻ tuổi mắc u quái hiếm gặp ở trung thất sau khi được phẫu thuật thành công.
Người đàn ông đến Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội trong thời điểm dịch bệnh với khối u to như quả ổi treo lủng lẳng trên má đã được các bác sĩ phẫu thuật cắt u và tạo hình lại gương mặt.