Người bệnh có thể chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình điều trị ung thư bằng cách cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm theo tỉ lệ hợp lý, hay còn được gọi là chế độ ăn đa dạng. Điều này bao gồm việc ăn đủ lượng protein, năng lượng (calo) và các chất dinh dưỡng khác.
Tự chăm sóc tại nhà là một trong những phần quan trọng nhất trong quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh ung thư. Sự hồi phục của người bệnh phụ thuộc vào loại phẫu thuật, những hỗ trợ tại nhà, thể lực và sức khỏe tổng thể của người bệnh và các phương pháp điều trị ung thư khác sau phẫu thuật.
Công việc dọn nhà thường không phải là nhiệm vụ được chú ý hay tôn vinh. Tuy nhiên, một căn nhà sạch sẽ có thể ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Điều đó tốt cho mọi thành viên dưới mái nhà của bạn, và nó đặc biệt quan trọng khi bạn đang chăm sóc người bệnh ung thư.
Khi bạn dọn dẹp toàn bộ ngôi nhà, đừng quên thiết bị quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong nhà của bạn – chiếc tủ lạnh. Một chiếc tủ lạnh sạch sẽ và ngăn nắp có thể giúp thực phẩm của bạn không bị hỏng và giúp giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Đối với người bệnh ung thư, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, phải nhập viện và thậm chí là tử vong.
Sử dụng 3 mẹo sau đây để đảm bảo tủ lạnh của bạn được sắp xếp để đảm bảo an toàn thực phẩm
Bảng dưới đây cung cấp tóm tắt các bằng chứng hiện tại về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc một số loại ung thư, đã được trình bày trong Hướng dẫn của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ về Chế độ dinh dưỡng và luyện tập để phòng ngừa bệnh ung thư.
Khi bạn được chẩn đoán mắc ung thư, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết có thể là một thách thức. Tuy nhiên, việc duy trì cân nặng hợp lý và tiếp nhận các thực phẩm giàu dinh dưỡng là rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng rất quan trọng.
Một số loại thực phẩm, vitamin, khoáng chất và các thành phần dinh dưỡng khác được tìm thấy trong đó có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các loại thực phẩm, chất dinh dưỡng và chế độ ăn được liệt kê dưới đây có liên quan như thế nào tới bệnh ung thư.
Hiện nay trên mạng internet không thiếu các nội dung tuyên bố một số loại thực phẩm có thể gây ung thư. Chẳng hạn như bạn có thể đã từng đọc hoặc nghe về đậu nành có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên điều đó có đúng hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về nguồn gốc của các quan niệm này, cơ sở khoa học về đậu nành và nguy cơ ung thư cũng như cách kết hợp đậu nành vào chế độ ăn hàng ngày.
I-ốt là một loại chất khoáng. Các chất khoáng là những chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Cơ thể sử dụng i-ốt để tạo ra một số loại hormon nhất định (ví dụ như hormon tuyến giáp) giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.
Tất cả lượng i-ốt trong cơ thể được cung cấp từ chế độ ăn uống. I-ốt trong bữa ăn hàng ngày có từ muối i-ốt, thực phẩm có chứa hoặc được bổ sung i-ốt. Những thực phẩm chứa nhiều i-ốt tự nhiên không nhiều, như tảo biển, sản phẩm từ sữa, trứng và các loại cá biển.
Chế độ ăn hạn chế i-ốt là chế độ ăn có hàm lượng i-ốt dưới 50 mcg mỗi ngày. Tuân theo chế độ ăn hạn chế i-ốt trước khi thực hiện liệu pháp i-ốt phóng xạ giúp cho quá trình điều trị hiệu quả nhất. Khi thực hiện liệu pháp i-ốt phóng xạ, nếu trong cơ thể bạn có quá nhiều i-ốt thì tuyến giáp có thể sẽ sử dụng lượng i-ốt này thay vì sử dụng i-ốt phóng xạ khiến cho quá trình điều trị kém hiệu quả.
Ung thư và quá trình điều trị ung thư thường gây nên những hệ quả về thể chất, tinh thần, cũng như nhận thức, từ đó có thể dẫn đến việc hạn chế các hoạt động hằng ngày, khả năng quay trở lại công việc hay tác động lâu dài đến sức khỏe của người bệnh. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư là phương pháp giúp kiểm soát được các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình điều trị bệnh, với mục tiêu cụ thể là:
1. Suy mòn ung thư diễn ra thế nào?
Khi cơ thể người bệnh không được cung cấp đủ dưỡng chất, quá trình suy mòn bắt đầu xảy ra với các dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn và giảm cân. Đây được gọi là giai đoạn “Tiền suy mòn”. Nếu không được khắc phục kịp thời, cơ thể tiến dần đến giai đoạn “Suy mòn”, biểu hiện bởi tình trạng giảm cân nhanh, teo cơ, mất mỡ, rối loạn chuyển hoá toàn thân, suy giảm khả năng miễn dịch. Cuối cùng, người bệnh tiến tới giai đoạn suy kiệt. Lúc này cơ thể không thể đáp ứng với điều trị hoặc không chịu được tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị, buộc phải ngừng trị liệu.
Đối mặt với một trong hai bệnh, ung thư hoặc tiểu đường đã là hết sức khó khăn với người bệnh. Việc phải đối mặt với cả hai bệnh cùng một lúc có thể tạo ra gánh nặng và sự căng thẳng hơn rất nhiều cho họ. Tuy nhiên, vẫn có những cách hiệu quả để để giúp những bệnh nhân đang mắc cùng lúc hai bệnh này. Trong đại dịch COVID-19, điều quan trọng đối với người bệnh là tìm ra cách giảm nguy cơ mắc COVID-19 và/hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bị nhiễm Covid.