Thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng) bao gồm các vitamin, khoáng chất, thảo dược, hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Chúng cũng có thể là các bộ phận động vật, tảo biển, hải sản, các loại men, nấm, và các thành phần thức ăn hoặc tinh chất khác. Chúng bao gồm dạng bột amino acid, enzyme, thanh năng lượng, thức ăn bổ sung dạng lỏng.
Không có loại thuốc lá nào là an toàn cả. Nói không với thuốc lá là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Thuốc lá gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Trên thực tế, 20% trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ là do hút thuốc. Có nhiều dạng thuốc lá trên thị trường và mọi người thường nghĩ rằng có một số dạng thuốc lá an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này hoàn toàn không đúng.
Một số sản phẩm thuốc lá khác như thuốc lá điện tử, thuốc lào Ả rập, thuốc lá nhai, thuốc lá không cháy và thuốc lá không khói đều có chứa một số chất hóa học giống với thuốc lá đốt thông thường. Cần phải đặc biệt lưu ý mặc dù thuốc lá điện tử không thực sự chứa lá thuốc lá, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn phân loại chúng là “các sản phẩm thuốc lá”.
Những thói quen ăn uống và hoạt động thể chất hàng ngày có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ mắc ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ rằng chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng và lối sống ít vận động là những yếu tố chính làm gia tăng nguy cơ ung thư. Tin tốt là chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ khi có chế độ ăn uống và vận động phù hợp.
Các nghiên cứu đã cho thấy nhiều bệnh ung thư có liên quan chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất. Do đó, để ngăn ngừa ung thư thì cần thực hiện lối sống lành mạnh. Đồng thời, lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh và hỗ trợ tích cực cho việc điều trị và phục hồi nếu đã mắc ung thư.
Ung thư - cũng như quá trình điều trị ung thư có thể gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể thông qua tác động lên các tế bào máu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh và bệnh tật. Do đó, khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật ở người bệnh ung thư sẽ yếu hơn người bình thường.
Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số đợt giảm bạch cầu, điều này sẽ khiến cho cơ chế tự bảo vệ của cơ thể bị suy giảm. Vì vậy, nên để người bệnh tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây nhiễm trùng. Điều quan trọng cần nhớ là không thể tăng số lượng bạch cầu lên bằng cách ăn hoặc tránh ăn một số loại thực phẩm nào đó. Bài viết này sẽ cung cấp thêm một số lời khuyên hữu ích để bảo quản, xử lý, chuẩn bị và chế biến thức ăn hỗ trợ cho quá trình hồi phục hệ miễn dịch của người bệnh ung thư.
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể làm thay đổi thói quen và nhu cầu ăn uống, làm mất cảm giác thèm ăn và ngon miệng. Hiện tượng mất cảm giác thèm ăn được gọi là anorexia (chán ăn). Nếu giảm cảm giác thèm ăn trong nhiều ngày sẽ dẫn đến giảm cân. Giảm cân do không ăn đủ sẽ làm ta cảm thấy ốm yếu và mệt mỏi. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các hoạt động thông thường. Ở người bệnh ung thư, chán ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị ung thư.
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở nhiều người bệnh ung thư. Người bệnh được coi là táo bón khi đại tiện không thường xuyên (≤ 3 lần/tuần), phân cứng, cảm giác đại tiện không hết phân, phải dùng các biện pháp để kích thích đại tiện được.
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng ẩm ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm phát triển. Đặc biệt tại miền Bắc, thời điểm chuyển giao khí hậu thường là giai đoạn dễ làm con người mắc bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp như cúm, nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm mũi họng). Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, vi khuẩn dễ tấn công sâu hơn vào cơ thể gây viêm phổi, các nhiễm trùng toàn thân.
Khi mắc ung thư, câu hỏi “ăn gì- không ăn gì” là vấn đề mỗi người bệnh phải đối diện hàng ngày.
Có vô số các quan niệm về người bệnh được chẩn đoán ung thư nên ăn gì, không nên ăn gì. Thông tin sai lệch và không chính xác có thể khiến mọi người bối rối và sợ hãi. Sau đây là một số băn khoăn thường gặp về dinh dưỡng khi mắc ung thư.
Nói đến ung thư vùng đầu cổ là nói đến những khối u ác tính ở vùng đầu và cổ, bao gồm miệng, mũi, họng, thanh quan và các xoang. Biểu hiện thường gặp của ung thư đầu cổ và ung thư thực quản là những vết loét khó liền, nuốt khó và nổi hạch vùng cổ. Ung thư vùng đầu cổ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm có thể đạt > 90%, nhưng nếu ở giai đoạn tiến triển thì tiên lượng rất xấu.