Người bệnh có thể sẵn sàng điều trị ung thư bằng cách thường xuyên hoạt động thể chất.
Hoạt động tích cực và tập thể dục là một phần của tiền phục hồi chức năng. Đây là một chương trình tư vấn và hỗ trợ giúp người bệnh chuẩn bị cho quá trình điều trị. Những phần còn lại là chế độ dinh dưỡng đa dạng và chăm sóc tốt sức khỏe tinh thần.
Để sẵn sàng cho việc điều trị ung thư, người bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. Tập trung vào sức khỏe tinh thần là một phần của quá trình tiền phục hồi. Đây là một chương trình tư vấn và hỗ trợ giúp người bệnh chuẩn bị tốt hơn cho việc điều trị ung thư. Các phần còn lại của quá trình tiền hồi phục bao gồm xây dựng một chế độ ăn đa dạng và tăng cường các hoạt động thể chất.
Các phương pháp điều trị có thể giúp ngăn chặn sự phát triển hoặc lan rộng của bệnh ung thư. Tuy nhiên, đôi khi các phương pháp điều trị không hiệu quả hoặc không còn có tác dụng nữa.
Có thể việc điều trị đã kết thúc một thời gian và lúc đầu đã có hiệu quả, nhưng sau đó ung thư tái phát. Hoặc có thể một phương pháp điều trị ung thư đã không còn hiệu quả và căn bệnh tiếp tục phát triển. Trường hợp này được các bác sĩ gọi là ung thư tiến triển hoặc giai đoạn tiến xa.
Khi bắt đầu thảo luận về việc điều trị ung thư, điều quan trọng là người bệnh cần:
· Biết về tất cả các lựa chọn điều trị
· Trao đổi một cách cụ thể về từng lựa chọn điều trị với nhóm chăm sóc ung thư
· Tìm hiểu càng nhiều càng tốt và hiểu về những thông tin được cung cấp
· Hãy trở thành người đồng hành với bác sĩ của mình trong việc lựa chọn các phương án điều trị và lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe
Công nghệ trong thế giới hiện nay cho phép dễ dàng tiếp cận vô số nguồn tài nguyên, bao gồm thực phẩm, kết nối xã hội, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Nhiều nhu cầu của chúng ta giờ đây có thể được đáp ứng chỉ bằng một cái chạm tay. Quyền truy cập này vô cùng hữu ích, đặc biệt là khi cả thế giới đã trải qua một trận đại dịch và nhiều người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm cả bệnh nhân ung thư, những người đã phải hạn chế tương tác với những người khác.
Tara Rajendran, MBBS, MFA, là bác sĩ, nhạc công và diễn giả TEDx. Cô có bằng cử nhân và bằng thạc sĩ về Saraswati veena, nhạc cụ quốc gia của Ấn Độ. Bác sĩ Rajendran hiện đang theo học tiến sĩ về âm nhạc cổ điển Ấn Độ tại Đại học Annamalai ở Ấn Độ. Cô là người sáng lập chương trình Oncology and Strings, một chương trình hòa nhạc nhằm thuyết trình vận động ủng hộ tầm quan trọng của việc kết hợp âm nhạc vào chăm sóc giảm nhẹ ung thư. Bạn có thể theo dõi bác sĩ Rajendran trên Twitter.
Ngày 5 tháng 10 năm 2021 · Tara Rajendran, MBBS, MFA
Ung thư tái phát có thể là một cú sốc lớn đối với người bệnh và người thân của họ. Điều trị sẽ khó khăn hơn và tất cả những cảm xúc tiêu cực đã từng có khi nhận chẩn đoán ung thư lần đầu có thể quay trở lại, thậm chí còn trầm trọng hơn. Người bệnh có thể cảm thấy dè chừng, cẩn trọng, và ít hy vọng hơn so với lần trước. Họ cũng có thể sẽ cảm thấy thất vọng về bản thân và đội ngũ y bác sỹ đã từng điều trị cho họ. Dưới đây là những vấn đề phổ biến nhất mà người bệnh ung thư tái phát cần biết.
Nếu bệnh nhân trên 65 tuổi và được chẩn đoán ung thư, họ cần biết rằng họ không phải trường hợp cá biệt. Trên thực tế, hầu hết những người được chẩn đoán ung thư và những người sống sót sau điều trị đều trên 65 tuổi. Bởi vậy, hầu hết bác sỹ và nhân viên y tế chuyên ngành ung thư có kinh nghiệm trong việc điều trị cho những người bệnh cao tuổi. Điều đó có nghĩa họ biết rõ tuổi già tác động đến bệnh ung thư và quá trình điều trị ung thư như thế nào. Ở một số bệnh viện, còn có các bác sĩ chuyên về lão khoa để giúp đỡ những bệnh nhân cao tuổi.
Khi việc điều trị ung thư kết thúc, bạn bắt đầu bước sang một chương mới trong cuộc đời. Điều này có thể mang tới hy vọng và hạnh phúc, nhưng cũng có thể sẽ đi cùng cảm giác lo lắng và sợ hãi. Mỗi người có một cách riêng để đối mặt và học hỏi cách để kiểm soát những cảm xúc này. Việc này sẽ cần thời gian và trải nghiệm thực tế.
Trầm cảm khá thường gặp ở cả người bệnh ung thư và người thân của họ khi biết mình bị ung thư. Trầm cảm có thể nhẹ và tạm thời với những khoảng thời gian cảm thấy buồn bã, tuy nhiên cũng có thể bị nặng lên và kéo dài. Loại trầm cảm nặng hơn thường được gọi là “trầm cảm nặng hay trầm cảm lâm sàng”
Trầm cảm nặng hay trầm cảm lâm sàng sẽ làm cho người bệnh khó duy trì sinh hoạt thường ngày và tuân thủ kế hoạch điều trị. Tình trạng trầm cảm này xảy ra ở khoảng ¼ số người mắc ung thư (theo số liệu ở Hoa kỳ), tuy nhiên tình trạng này có thể được kiểm soát. Những người đã từng bị trầm cảm từ trước sẽ có nhiều khả năng mắc trầm cảm hơn sau khi được chẩn đoán mắc ung thư.
Rối loạn lo âu là cảm giác không thoải mái, lo lắng, hoặc sợ hãi về một thực tế hoặc tình huống có thể xảy ra. Rối loạn lo âu là một vấn đề khá phổ biến sau khi người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư. Vào những thời điểm khác nhau trong suốt quá trình điều trị và hồi phục, người bệnh ung thư và người thân của họ có thể cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Chỉ đơn giản khi ta phát hiện một khối u hoặc một dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể là ung thư cũng đã có thể gây ra lo lắng và sợ hãi, nên việc biết chắc rằng mình bị ung thư hay ung thư tái phát có thể làm cho tình trạng lo âu sợ hãi này nặng nề hơn. Lo sợ về việc điều trị ung thư, việc phải đến bệnh viện thường xuyên và làm các xét nghiệm cũng có thể là nguyên nhân gây nên cảm giác lo sợ bất an. Điều quan trọng là người bệnh và người thân cần nhận ra sự xuất hiện của rối loạn lo âu và thực hiện các bước để kiểm soát hoặc ngăn chặn tình trạng diễn biến nặng hơn.
Ngày nay, phần lớn việc điều trị ung thư được thực hiện ngoại trú - người bệnh không phải nằm viện. Điều này có nghĩa là người bệnh ung thư cần có người chăm sóc hàng ngày tại nhà. Người chăm sóc là người giúp đỡ người bệnh ung thư thường xuyên nhất. Trong hầu hết các trường hợp, người chăm sóc chính là vợ/chồng, người yêu, bố mẹ hoặc con của người bệnh. Ngoài các công việc thường ngày như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp, tắm rửa cho người bệnh, đưa đón đến bệnh viện, người chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng không kém nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc sức khỏe người bệnh ung thư. Sự chăm sóc tốt và đáng tin cậy của người chăm sóc là điều cốt yếu để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Họ thường đảm nhận các công việc của người bệnh ung thư đồng thời vẫn đảm nhiệm những công việc khác trong gia đình như chăm sóc giúp đỡ các thành viên khác.