Quá trình điều trị ung thư có thể khiến da xạm, xanh xao, rụng tóc, rụng lông mày, lông mi. Những thay đổi này khiến người bệnh thêm căng thẳng. Làm đẹp bản thân bằng một vài kỹ thuật trang điểm, chọn những chiếc mũ, khăn duyên dáng giúp người bệnh tự tin và lạc quan hơn.
Một số người bệnh ung thư không còn đáp ứng với điều trị và phải đối mặt với thực tế là không lâu nữa họ sẽ qua đời. Điều này thật đáng sợ cho người bệnh và những người thân của họ. Người thân của bạn có thể bị đau đớn, có thể nằm liệt giường hoặc chỉ đi được vài bước, hoặc có thể bị lẫn. Chứng kiến người thân của mình trải qua quá trình suy sụp này là điều rất khó khăn.
NÓI CHUYỆN
Một trong những cách cơ bản để gợi mở cuộc nói chuyện là không chỉ hỏi “Anh/chị cảm thấy thế nào?” mà còn hỏi “Anh/chị cảm thấy gì?”. Câu “Anh/chị khỏe không?” là một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà chúng ta thường hỏi khi bắt đầu nói chuyện, nhưng có thể đây là câu hỏi quá xã giao. Câu trả lời thường thấy là “Tôi ổn” hoặc “Tốt” - Sau đó chúng ta sẽ khó có thể nói chuyện nhiều với nhau. Khi bạn hỏi “Anh/chị cảm thấy gì ?”, cuộc nói chuyện có thể tiếp tục mở rộng hơn. Câu hỏi này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy rằng chúng ta thực sự quan tâm hiện giờ cuộc sống của họ ra sao.
Khi một người thân của bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và tâm sự với bạn, liệu bạn có thay đổi chủ đề không hay bạn sẽ giữ im lặng vì bạn sợ rằng mình sẽ nói sai điều gì đó? Nếu vậy bạn cũng đừng lo lắng vì có rất nhiều người như bạn, cũng không biết phải trò chuyện như thế nào với người bệnh ung thư.
Nên làm gì khi người thân của bạn từ chối điều trị ung thư?
Có một số người bệnh ung thư đã chọn không điều trị. Điều này có thể rất khó chấp nhận đối với gia đình và bạn bè của họ. Nhưng nhìn chung, những người có đủ năng lực quyết định đều có quyền từ chối một phần hay toàn bộ điều trị. Là người thân của người bệnh, bạn có thể băn khoăn tại sao họ đưa ra quyết định này. Có thể là người bệnh có vấn đề về sức khỏe khiến việc điều trị ung thư trở nên khó khăn và nhiều nguy cơ hơn. Cũng có thể họ cảm thấy với tuổi tác và quãng đời đã trải qua của họ, giờ đã là “thời khắc phải đến của họ”. Đôi khi là vì lý do tôn giáo. Có nhiều lý do làm người bệnh ung thư từ chối điều trị.
Chờ đợi
Khi một khối u hay một triệu chứng khiến người thân của bạn phải đi khám bệnh, có thể phải mất nhiều ngày để thực hiện các xét nghiệm hoặc chờ đợi kết quả xét nghiệm. Trong khoảng thời gian này, cả bạn và người thân của bạn đều không biết đang phải đối mặt với điều gì. Trong tâm trí của bạn và người thân của bạn có thể sẽ có đủ loại ý nghĩ.
Nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy mình như có lỗi. Đó là cảm giác bị trách móc và hối hận thường khó chấp nhận và diễn đạt. Mặc cảm có lỗi thường khiến người ta nghĩ đi nghĩ lại về các hoàn cảnh “nếu như…” hay “giá mà…” nhằm tìm ra cách làm khác đi hay để sửa chữa sai lầm.
Hình ảnh bản thân là cách bạn tự nhìn nhận về chính mình. Do có nhiều thay đổi về cơ thể lẫn cảm xúc sau chẩn đoán mắc bệnh ung thư nên mọi người có thể trải qua những thay đổi tích cực cũng như tiêu cực về hình ảnh bản thân của mình.
Lo âu có thể được mô tả như cảm giác căng thẳng, bồn chồn hoặc lo sợ. Đó là một cảm xúc bình thường cảnh báo cho cơ thể để phản ứng lại với các mối đe doạ. Tuy nhiên lo âu với cường độ mạnh và kéo dài là một rối loạn có thể gây trở ngại cho các mối quan hệ và hoạt động hằng ngày của bạn.
Căng thẳng tâm lý là những gì mà con người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lý cao hoặc trải qua nhiều lần trong một thời gian dài có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe (tinh thần và/hoặc thể chất).