Bệnh viện Ung bướu Hà Nội - Nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng
22/06/2024 - 03:37
Bệnh nhân ung thư có thể cảm thấy có lỗi ở những thời điểm khác nhau vì những lí do khác nhau.
Ví dụ, bạn có thể cảm thấy có lỗi vì:
· Bạn đã có thể nhận ra triệu chứng sớm hơn hay đến khám bác sĩ sớm hơn.
· Bạn lo lắng mình sẽ là gánh nặng cho gia đình hay người chăm sóc mình.
· Phương pháp điều trị không có kết quả như mong đợi.
· Chữa trị ung thư sẽ tốn kém hoặc khiến bạn mất thời gian làm việc. Cân nhắc tìm kiếm giúp đỡ cho việc quản lý chi phí điều trị ung thư.
· Bạn có thể vượt qua bệnh ung thư trong khi người khác thì không. Điều này thường được gọi là “mặc cảm của người sống sót”.
· Bạn tự trách mình hoặc cảm thấy xấu hổ vì lối sống và thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Gia đình, bạn bè, và người chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng có thể cảm thấy có lỗi vì họ:
· Khỏe mạnh trong khi người họ quan tâm lại bệnh tật ốm đau
· Không thể giúp gì hơn
· Không thể giúp bệnh nhân khỏe hơn
· Cảm thấy áp lực hay buồn bã
Thích nghi với mặc cảm có lỗi
Mặc dù cảm giác có lỗi là thường gặp, việc chú tâm suy nghĩ về nó sẽ không tốt cho sức khỏe. Cảm giác rất có lỗi về những việc nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn và việc không thể cho qua các mặc cảm đó có thể dẫn đến trầm cảm. Tuy trầm cảm hay gặp ở người mắc ung thư, không nên xem đó là một phần bình thường của việc sống chung với căn bệnh. Hãy tìm hiểu thêm về triệu chứng và dấu hiệu của trầm cảm và cách tìm kiếm sự giúp đỡ.
Từ bỏ mặc cảm có lỗi
Từ bỏ mặc cảm có lỗi có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và khả năng đối phó với bệnh ung thư. Để giảm cảm giác có lỗi:
Nguồn: Y học cộng đồng, cancer.net