1900 8198

42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tìm kiếm

CHUẨN BỊ TINH THẦN CHO VIỆC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

22/06/2024 - 03:37

Để sẵn sàng cho việc điều trị ung thư, người bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. Tập trung vào sức khỏe tinh thần là một phần của quá trình tiền phục hồi. Đây là một chương trình tư vấn và hỗ trợ giúp người bệnh chuẩn bị tốt hơn cho việc điều trị ung thư. Các phần còn lại của quá trình tiền hồi phục bao gồm xây dựng một chế độ ăn đa dạng và tăng cường các hoạt động thể chất.

Tập trung vào ba lĩnh vực này, trong bất kể thời gian nào trước khi bắt đầu điều trị ung thư, có thể giúp người bệnh:

  • Cảm thấy kiểm soát được sức khỏe của bản thân tốt hơn
  • Ứng phó tốt hơn trong quá trình điều trị ung thư
  • Phục hồi tốt hơn

Nguồn ảnh: https://copebetter.com/get-cancer-treatment/

Bằng cách biến việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần thành một phần của cuộc sống khi điều trị bệnh ung thư, người bệnh có thể sống tốt hơn trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, người bệnh có thể đang trải qua nhiều vấn đề khó khăn. Việc tập trung vào những thay đổi trong lối sống có thể khiến người bệnh cảm thấy bị choáng ngợp. Mỗi người sẽ có những nhu cầu và khả năng khác nhau, vì vậy người bệnh hãy làm những điều có thể và hãy tử tế, sống tốt với chính bản thân mình.

Thêm vào đó, người bệnh cũng đừng ngần ngại hỏi ý kiến từ đội ngũ chăm sóc của mình – Họ có thể đưa ra lời khuyên giúp người bệnh trong suốt khoảng thời gian điều trị ung thư.

Loại hỗ trợ nào có thể giúp ích cho sức khỏe tinh thần?

Tại thời điểm nhận chẩn đoán ung thư, người bệnh có thể cần sự hỗ trợ về tinh thần, điều này phụ thuộc vào:

  • Tình hình cụ thể của người bệnh
  • Nhu cầu cá nhân của người bệnh

Việc chẩn đoán ung thư và chờ đợi để bắt đầu quá trình điều trị có thể tạo ra nhiều vấn đề như lo âu và bất an cho người bệnh và người thân của họ. Người bệnh có thể trải qua giai đoạn mà bản thân cảm thấy không chắc chắn và lo lắng về:

  • Khả năng sống còn và tiên lượng bệnh của bản thân
  • Sự thay đổi thể chất vĩnh viễn
  • Khó chịu hoặc đau đớn

Lo âu hoặc trầm cảm

Lo âu hoặc trầm cảm thường xuất hiện sau khi chẩn đoán. Điều này cũng có thể bắt đầu khi người bệnh kết thúc điều trị và quay trở lại với những trách nhiệm hàng ngày. Những triệu chứng của sự lo âu có thể người bệnh cảm thấy lo lắng hoặc hoảng sợ quá mức.

Hoặc người bệnh có thể cảm thấy tâm trạng chán nản và không còn là chính mình, hoặc có thể muốn trốn tránh khỏi thế giới xung quanh. Đây là những triệu chứng của trầm cảm.

Đối mặt với sự bất định

Khi người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, việc chuẩn bị tinh thần cho sự bất định cũng rất quan trọng. Người bệnh có thể không biết chi tiết đầy đủ về chẩn đoán của mình và khả năng đáp ứng với việc điều trị.

Một số người bệnh đối phó với sự bất định và mất kiểm soát này bằng việc tập trung vào trân trọng từng phút giây hiện tại”. Tìm sự cân bằng giữa việc chuẩn bị và chấp nhận những gì nằm ngoài tầm kiểm soát cũng có thể hữu ích.

Hỗ trợ

Người bệnh cũng có thể sử dụng những sự hỗ trợ sẵn có tại thời điểm chẩn đoán như:

  • Trung tâm thông tin và hỗ trợ tại bệnh viện
  • Các cộng đồng trực tuyến được tổ chức bởi những người đã được điều trị ung thư trước đây
  • Diễn đàn hoặc cuộc trò chuyện trực tuyến do các tổ chức từ thiện ung thư tổ chức
  • Sự hỗ trợ từ điều dưỡng chuyên khoa, nhà trị liệu nghề nghiệp hoặc các thành viên khác trong nhóm chăm sóc ung thư tại bệnh viện hoặc bác sĩ tại cộng đồng/tuyến cơ sở.
  • Các nhóm hỗ trợ cho loại ung thư họ đang mắc, hoặc bệnh ung thư nói chung
  • Chuyên gia tâm lý hoặc cố vấn tâm lý học
  • Đường dây nóng của các tổ chức từ thiện về ung thư
  • Các phuơng pháp điều trị bổ trợ như xoa bóp, bấm huyệt, trị liệu bằng tinh dầu , yoga, liệu pháp mỹ thuật.

Nguồn ảnh: https://www.app.com/story/sponsor-story/how-to/2018/02/23/6-important-steps-after-being-diagnosed-cancer/368299002/

Lợi ích của việc tự chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hãy nhớ rằng phần lớn những gì bệnh nhân cảm thấy trong thời gian này là phản ứng bình thường trước một trải nghiệm cuộc sống đầy căng thng. Đây cũng là một cách để bệnh nhân chấp nhận nó.

Việc sẵn sàng cho điều trị và tập trung vào sức khỏe tinh thần trước khi bắt đầu điều trị sẽ giúp người bệnh:

  • Giúp người bệnh cảm thấy được chuẩn bị
  • Ngăn chặn cảm giác lo âu hoặc trầm cảm của người bệnh trở lên tồi tệ hơn

Có nghiên cứu cho thấy rằng việc vận động tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng về sức khỏe tinh thần như lo âu và trầm cảm. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh cần tăng cường mức độ hoạt động thể chất để cải thiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần người bệnh đã có từ trước

Những người có vấn đề sức khỏe tâm thần thường cảm thấy khó khăn hơn khi phải đối mặt với những vấn đề căng thng. Vì vậy, việc chn đoán ung thư và chờ đợi bắt đầu điu trị ung thư có thể khiến họ gặp khó khăn hơn. Việc tìm kiếm hỗ trợ khi người bệnh có các vấn đề sức khỏe tâm thần đồng thời mắc ung thư có thể giúp:

  • Tăng cơ hội vượt qua một số bệnh ung thư cụ thể
  • Giúp người bệnh phục hồi sau điều trị
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nếu người bệnh có vấn đề về sức khoẻ tinh thần từ trước, hãy thông báo cho bác sỹ điều trị sức khỏe tâm thần biết về  chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, hãy thảo luận về vấn đề này với đội ngũ chăm sóc tại bệnh viện chuyên khoa ung thư.

Kết thúc điều trị

Nhiều người bệnh ung thư cảm thấy lo lắng và mất phương hướng sau khi quá trình điều trị của họ kết thúc. Điều này là do người bệnh ít gặp đội ngũ chăm sóc y tế cho mình hơn. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh cần tìm kiếm sự trợ giúp trong thời gian này nếu họ không thích ứng tốt.

Đối với một số người, việc đấu tranh với sức khỏe tâm thần là phần khó khăn nhất khi mắc ung thư. Nó có thể ảnh hưởng đến người bệnh trong thời gian dài. Người bện nên nói chuyện với bác sĩ gia đình hoặc nhóm chăm sóc sức khỏe mình nếu thấy không thích ứng tốt và cần được hỗ trợ thêm.

Người bệnh có thể làm gì?

Kiểm tra và tận dụng các nguồn lực sẵn có

  • Hãy tìm đến dịch vụ hỗ trợ và thông tin của bệnh viện. Họ có thể nói với bạn về các nguồn lực sẵn có tại địa phương và trong cả nước. Nhiều nguồn cung cấp sự hỗ trợ tinh thần không chính thức. Nếu bệnh viện của bạn điều trị không có dịch vụ này, hãy hỏi điều dưỡng chuyên khoa hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư cho loại ung thư của bạn. Nhiều người nhận thấy họ được hưởng lợi nhiều từ sự hỗ trợ đồng đẳng của những bệnh nhân đối mặt với bệnh ung thư cùng loại.

Nguồn ảnh: https://www.floridaproton.org/sites/default/files/blog-spot/2023-11/lung-cancer-proton-blogs.jpeg

Hãy xem xét cách bạn đối phó với các tình huống khó khăn trước đây và sử dụng chiến lược tương tự

  • Sử dụng các cách đối phó trước đây như vẽ tranh, khiêu vũ, làm vườn hoặc đan lát. Nó có thể giúp bạn phân tâm hoặc giải tỏa những cảm xúc khó khăn.
  • Tránh những thói quen làm tổn hại tới sức khỏe tinh thần của bạn. Ví dụ, như uống quá nhiều rượu hoặc caffeine hoặc thức khuya làm việc quá sức.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

  • Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng, chắng hạn như một người bạn, hay họ hàng người thân. Nhiều người nhận thấy rằng việc nói ra những cảm xúc khó khăn khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Trò chuyện với bác sỹ gia đình hoặc điều dưỡng chuyên khoa nếu bạn không thích ứng được. Họ có thể giới thiệu bạn đến những người có thể dạy bạn cách đối phó với căng thẳng như một cố vấn hoặc nhà tâm lý học. Những phương pháp trợ giúp có thể bao gồm việc tập hít thở, thư giãn cơ bắp, thiền, hình ảnh có hướng dẫn, giải quyết vấn đề và cách đối phó, thôi miên hoặc chánh niệm.

Hãy tử tế với chính mình

  • Thể hiện về những gì bạn đang cảm thấy và ghi nhật ký về những trải nghiệm của bạn. Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát và thay đối.
  • Sử dụng các ứng dụng sức khỏe tâm thần của NHS để giúp giảm lo âu, trầm cảm hoặc các vấn đề về giấc ngủ. Việc sử dụng các ứng dụng này có thể là một cách hỗ trợ bạn trong những thời điểm khó khăn.

Coi việc luyện tập nhưng liều thuốc cho bản thân

  • Hãy vận động thể chất hàng ngày và tập thể dục thường xuyện để đạt được kết quả tốt nhất có thể.
  • Lên kế hoạch về thời gian luyện tập trong ngày trong tun, khi nào bạn cảm thấy thích hợp nhất để tập thể dục và khi nào bạn có nhiều khả năng thực hiện việc đó.

Nguồn:  www.cancerresearchuk.net
Đường dẫn:
https://about-cancer.cancerresearchuk.org/about-cancer/treatment/prehabilitation/look-after-mental-wellbeing
Biên dịch: Điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Thủy – Khoa Nội Vú, Phụ khoa, Đầu cổ Theo yêu cầu, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Hiệu đính: Ths.Bs. Nguyễn Thanh Hằng – Phòng Hợp tác quốc tế và Nghiên cứu khoa học.

 

 

Bài viết liên quan