Bệnh viện Ung bướu Hà Nội - Nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng
22/06/2024 - 03:37
Rối loạn lo âu là cảm giác không thoải mái, lo lắng, hoặc sợ hãi về một thực tế hoặc tình huống có thể xảy ra. Rối loạn lo âu là một vấn đề khá phổ biến sau khi người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư. Vào những thời điểm khác nhau trong suốt quá trình điều trị và hồi phục, người bệnh ung thư và người thân của họ có thể cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Chỉ đơn giản khi ta phát hiện một khối u hoặc một dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể là ung thư cũng đã có thể gây ra lo lắng và sợ hãi, nên việc biết chắc rằng mình bị ung thư hay ung thư tái phát có thể làm cho tình trạng lo âu sợ hãi này nặng nề hơn. Lo sợ về việc điều trị ung thư, việc phải đến bệnh viện thường xuyên và làm các xét nghiệm cũng có thể là nguyên nhân gây nên cảm giác lo sợ bất an. Điều quan trọng là người bệnh và người thân cần nhận ra sự xuất hiện của rối loạn lo âu và thực hiện các bước để kiểm soát hoặc ngăn chặn tình trạng diễn biến nặng hơn.
Triệu chứng
Con người có thể cảm thấy sợ hãi đối với sự đau đớn về thể chất, cái chết, hoặc những điều có thể sẽ xảy ra sau khi chết, bao gồm cả những điều có thể xảy ra đối với những người thân. Những cảm giác tương tự cũng có thể xảy ra với những người thân trong gia đình và bạn bè của người bệnh ung thư. Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu bao gồm:
· Lo âu căng thẳng biểu hiện ra nét mặt.
· Không kiểm soát được sự lo âu.
· Gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề và tập trung suy nghĩ.
· Căng cơ (trông căng thẳng hoặc căng cứng cơ).
· Run rẩy.
· Cảm giác bồn chồn, người bệnh có thể cảm thấy sốt ruột hoặc hốt hoảng.
· Khô miệng.
· Trở nên cáu bẳn hoặc dễ nổi giận ( cáu kỉnh hoặc nóng tính).
Người bệnh và người thân của họ nên làm gì
Người bệnh ung thư và người thân của họ có thể có các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu. Các dấu hiệu và triệu chứng đó có thể nghiêm trọng hơn nếu xảy ra gần như cả ngày và ngày nào cũng vậy, làm ảnh hưởng và cản trở sinh hoạt và cuộc sống thường nhật của họ. Trong những trường hợp này, việc đi khám sức khỏe tâm thần là cần thiết. Đôi khi, mặc dù có đầy đủ các triệu chứng, người bệnh vẫn phủ nhận tình trạng lo âu của họ. Nhưng nếu họ sẵn sàng thừa nhận rằng họ cảm thấy tinh thần đang sa sút và bất ổn thì việc điều trị có thể có hiệu quả.
Những điều không nên làm
CƠN HOẢNG LOẠN
Hoảng loạn có thể là triệu chứng báo động của rối loạn lo âu. Các cơn hoảng loạn xảy ra rất đột ngột và thường đạt tới mức nghiêm trọng nhất trong vòng 10 phút. Người bệnh có thể cảm thấy ổn giữa các cơn hoảng loạn, nhưng họ thường xuyên cảm thấy sợ cơn hoảng loạn có thể quay lại.
Triệu chứng
*Nếu một người có bất kỳ triệu chứng nào trong 5 triệu chứng đầu tiên (được đánh dấu *), đó có thể là trường hợp khẩn cấp hoặc đe dọa đến tính mạng. Hãy gọi ngay đến 115 hoặc cho bác sỹ nếu khi bản thân hoặc người thân có bất kỳ các triệu chứng (*) trên đây. Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác, nghiêm trọng hơn như sốc, đau tim, rối loạn điện giải, xẹp phổi, phản ứng dị ứng, hoặc một số bệnh lý khác. Sẽ không an toàn nếu mặc định rằng các dấu hiện trên đây chỉ liên quan đến hoảng loạn, điều này chỉ được khẳng định khi có chẩn đoán chính xác từ bác sỹ.
Nếu người bệnh đã từng có cơn hoảng loạn trong quá khứ, và lần này lại xảy ra giống hệt như trước đây, họ thường có thể tự nhận ra đó là cơn hoảng loạn. Nếu người bệnh hồi phục hoàn toàn trong vài phút và không có triệu chứng nào nữa, thì nhiều khả năng đó là một cơn hoảng loạn. Sau khi được các bác sỹ chẩn đoán đúng là cơn hoảng loạn thì các phương pháp trị liệu và thuốc có thể có tác dụng với người bệnh.
Người thân nên làm gì để chăm sóc người bệnh
Những điều không nên làm
Nguồn: Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ ww.cancer.org
Đường dẫn: https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/physical-side-effects/emotional-mood-changes/anxiety.html. Truy cập ngày 1/9/2020
Biên dịch: Điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Thủy – Đơn nguyên Nội theo yêu cầu 3, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Hiệu đính: Ths.Bs. Nguyễn Thanh Hằng – ĐV HTQT-NCKH