Bệnh viện Ung bướu Hà Nội - Nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng
22/06/2024 - 03:37
Giống như thuốc lá, rượu là một trong số ít các chất liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. Rượu cũng làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư vào cơ thể như hút thuốc lá; kích thích cơ thể sản sinh ra các phân tử có hoạt tính cao gây tổn hại các tế bào DNA, và từ đó dẫn đến ung thư.
1. Uống rượu làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư nào?
· Ung thư vùng đầu cổ, đặc biệt: ung thư khoang miệng, họng và thanh quản
· Ung thư gan
· Ung thư thực quản
· Ung thư vú
· Ung thư đại trực tràng
Nguy cơ phát triển các bệnh ung thư nói trên càng cao thì chứng tỏ ngày càng có nhiều người uống, đặc biệt là theo thời gian. Nguy cơ cao hơn đối với ung thư thanh quản, thực quản và khoang miệng. Điều này là do các mô, cơ quan này tiếp xúc trực tiếp với rượu khi con người uống.
2. Tại sao rượu làm tăng nguy cơ ung thư?
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng khám phá tại sao rượu làm tăng nguy cơ ung thư. Dưới đây là một số khả năng có thể:
- Nguy cơ gia tăng có thể liên quan đến 2 hóa chất có thể làm hỏng DNA của các tế bào khỏe mạnh: Ethanol và Acetaldehyde
+ Ethanol là thành phần chính của đồ uống có chứa cồn
+ Acetaldehyde được tạo ra khi rượu được chuyển hóa trong cơ thể dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase
- Rượu có thể ảnh hưởng đến sự phân hủy của hormone estrogen, làm tăng lượng estrogen trong máu. Có nhiều estrogen trong cơ thể hơn bình thường là một yếu tố nguy cơ ung thư vú, buồng trứng và tử cung. Đây là mối quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh và phụ nữ dùng liệu pháp hormon mãn kinh.
- Uống rượu có thể làm suy yếu khả năng của cơ thể chuyển hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm:
+ Vitamin A
+ Vitamin C
+ Vitamin D
+ Vitamin E
+ Folate
+ Carotenoids
- Rượu có thể gây tăng cân, điều này cũng làm tăng nguy cơ ung thư.
3. Khuyến cáo sử dụng rượu
Không có biện pháp nào được chứng minh giúp ngăn ngừa ung thư hoàn toàn. Tuy nhiên, các bước dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ liên quan đến rượu bia khi sử dụng.
- Hạn chế số lượng đồ uống có cồn đưa vào cơ thể.
+ Đối với phụ nữ, giới hạn không quá một ly mỗi ngày.
+ Đối với nam giới, giới hạn không quá 1 đến 2 ly mỗi ngày. Một đồ uống được định nghĩa là:
(Đây là định nghĩa về uống vừa phải).
- Đừng uống nhiều rượu. Đối với phụ nữ, uống nhiều rượu có nghĩa là uống 4 đơn vị trở lên trong một thời gian ngắn. Đối với nam giới, nó có nghĩa là uống 5 đơn vị rượu trở lên. Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nhất định, ngay cả khi bạn không uống rượu thường xuyên.
- Đối với rượu vang đỏ. Không có bằng chứng rõ ràng rằng uống rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa ung thư. Do đó, giới hạn đồ uống hiện tại được đề nghị cũng bao gồm rượu vang đỏ.
- Tránh sử dụng cả rượu và thuốc lá. Sự kết hợp này làm tăng thêm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. Chúng bao gồm ung thư khoang miệng, họng, thanh quản và thực quản.
- Ăn đủ folate có thể giúp bảo vệ chống lại nguy cơ của một số bệnh ung thư liên quan đến rượu, chẳng hạn như ung thư vú. Folate được tìm thấy trong các loại rau xanh, trái cây, đậu khô và đậu Hà Lan.
- Tham khảo lời khuyên của bác sĩ nếu bạn đang dùng liệu pháp hormon mãn kinh. Kết hợp với rượu, điều này có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú.
- Nguy cơ phát triển các loại ung thư được liệt kê ở trên tăng lên khi bạn uống nhiều rượu hơn. Nhưng vẫn còn một số nguy cơ phát triển ung thư với việc uống rượu nhẹ, có nghĩa là bạn uống ít hơn giới hạn hàng ngày được đề xuất. Bạn có thể tham khảo lời tư vấn của bác sĩ về nguy cơ ung thư được đề cập. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế hoặc tránh uống rượu để giảm nguy cơ.
- Nếu bạn đang điều trị ung thư, hãy hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống, cần tránh uống rượu. Ví dụ, rượu có thể gây kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm các vết loét miệng liên quan đến điều trị hoặc khô miệng. Ngoài ra, rượu có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ do điều trị bằng cách gây mất nước hoặc mất chất dinh dưỡng.
4. Rượu và nguy cơ tái phát ung thư
Tốt nhất nên tránh uống rượu nặng, lạm dụng rượu sau khi được chẩn đoán ung thư bởi rượu là yếu tố liên quan đến nguy cơ gia tăng mắc bệnh.
Các nghiên cứu trên những bệnh nhân ung thư đầu và cổ, sau khi điều trị khỏi vẫn tiếp tục uống rượu có nguy cơ tái phát cao hơn. Điều này đặc biệt đúng với người uống rượu mức độ vừa phải đến nặng.
Nếu bạn là một người bệnh ung thư, hãy nói chuyện, xin lời khuyên từ bác sĩ của bạn về lượng đồ uống có cồn mà bạn được phép uống và những ảnh hưởng có thể của nó đối với sức khỏe lâu dài của bạn.
Thông tin trong bài viết này dựa trên bài viết Rượu và Ung thư: Tuyên bố của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ, được tìm thấy trên website của ASCO’s.
Tham khảo:
1. Prevention and Health Living Understanding Cancer Risk Cancer.
2. Net Podcast: Did You Know Drinking Alcohol Increases Your Cancer Risk?
3. National Cancer Institute: Alcohol and Cancer Risk