1900 8198

42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tìm kiếm

THIẾT BỊ DẪN VÀO TĨNH MẠCH ĐƯỢC CẤY DƯỚI DA (BUỒNG TIÊM TRUYỀN)

22/06/2024 - 03:37

Thiết bị dẫn vào tĩnh mạch được cấy dưới da (buồng tiêm truyền) là gì?

Một cổng đôi khi được gọi là Buồng tiêm truyền là một thiết bị dẫn vào tĩnh mạch được cấy dưới da. Điều này có nghĩa là nó được đặt vào trong cơ thể thông qua một thủ thuật và cho phép dẫn thẳng vào tĩnh mạch. Buồng tiêm truyền là một đường trung tâm được sử dụng để đưa thuốc và dịch truyền vào tĩnh mạch. Nó làm việc như một dây (catheter) truyền tĩnh mạch nhưng có thể giữ tại chỗ được khoảng 5 năm hoặc lâu hơn.



https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-terms/def/port

Buồng tiêm truyền được tạo bởi một buồng chứa ( mục đích chứa chất lòng)  nối với một ống dẫn (ống thông). Buồng chứa được đặt ngay dưới da còn ống dẫn đi vào trong tĩnh mạch. Buồng chứa sẽ trông như một khối sưng ở dưới da. Nó có hình tròn và có kích thước bằng một đồng xu. Bình thường sẽ không thể nhìn thấy được ống dẫn. Buồng tiêm truyền giúp truyền thuốc hoặc lấy máu xét nghiệm dễ dàng hơn. Nếu người bệnh có điều trị hóa chất vài tháng hoặc lâu hơn, nhân viên y tế có thể đề nghị người bệnh đặt một buồng tiêm truyền.

Sử dụng buồng tiêm truyền như thế nào?

Thông thường, buồng tiêm truyền có thể sử dụng ngay lập tức. Để sử dụng buồng tiêm truyền, đầu tiên điều dưỡng phải “đi vào” buồng. Điều này được thực hiện bằng cách đâm kim qua da của người bệnh và vào trong buồng chứa. Đâm kim là một thủ thuật vô khuẩn (rất sạch).

· Có thể sử dụng thuốc tê trước khi đâm kim vào.

· Điều dưỡng đâm kim vào sẽ cảm nhận được buồng chứa.

· Điều dưỡng sẽ đi găng vô khuẩn và làm sạch vị trí buồng tiêm truyền.

· Khi vùng buồng tiêm truyền khô, dùng kim đâm qua da và vào buồng chứa.

· Kim tiêm được nối với một lumen (ống trong suốt) có nắp ở cuối. Nó được sử dụng để cung cấp thuốc, dịch, hóa chất, các chế phẩm máu hoặc lấy máu xét nghiệm.

· Khi truyền xong hoặc xét nghiệm đã hoàn thành, điều dưỡng sẽ tháo băng và kim. Dùng gạc để che vào vị trí rút kim.

Bệnh nhân được đặt buồng tiêm truyền tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Người bệnh cần chăm sóc buồng tiêm truyền như thế nào?

Chăm sóc buồng tiêm truyền sau phẫu thuật nên thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Điều này có thể bao gồm tránh nâng vật nặng trong một thời gian. Hãy gọi cho nhân viên y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng như sốt, sưng, nóng, đỏ, đau hay chảy dịch.

· Rửa tay trước khi cầm vào ống nối với buồng truyền. Khi làm xong việc với ống nối, tháo găng và rửa tay lại lần nữa.

· Khi kim đang ở trong buồng tiêm, hãy cẩn thận không kéo ống để giữ kim không bị tuột ra ngoài. Nếu băng bị bẩn hoặc ẩm ướt nên thay ngay lập tức.

· Buồng tiêm truyền nên được rửa trước và sau khi sử dụng. Rửa buồng tiêm truyền nghĩa là sử dụng bơm tiêm để đưa dung dịch nước muối (nước muối y tế) vào trong buồng.

· Quan sát buồng tiêm truyền mỗi ngày. Ngay cả khi vùng da đó đã lành sau phẫu thuật. Nên kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau và chảy dịch. Ngoài ra, kiểm tra để đảm bảo buồng chứa được cố định dưới da và không bị di chuyển (xê dịch một chút tại chỗ thì không sao).

· Nếu buồng tiêm truyền không được sử dụng, nên rửa bằng dung dịch muối sinh lý mỗi tháng một lần. Nếu trong thời gian dài không cần sử dụng có thể tháo buồng.

Khi nào người bệnh nên liên lạc với bác sỹ?

Người bệnh nên liên lạc với bác sỹ nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Bác sỹ sẽ nói cho bạn biết khi sốt bao nhiêu độ thì nên gọi cho họ. Nếu rửa hoặc dịch đưa vào buồng tiêm truyền nhưng không chảy tự do hoặc nếu da xung quanh buồng tiêm truyền sưng lên, cần dừng truyền và gọi cho bác sỹ. Liên lạc với bác sỹ nếu bạn thấy có sự thay đổi ở khu vực xung quanh buồng tiêm truyền hoặc buồng chứa di động bên dưới da của bạn.

Nguồn: Oncolink News, www.oncolink.org

Đường dẫn: https://www.oncolink.org/cancer-treatment/hospital-helpers/central-lines-and-care/implanted-venous-access-device-port.

Biên dịch: Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Hợi – khoa Nội, Vú, Phụ Khoa, Đầu Cổ Theo Yêu Cầu, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.

Hiệu đính: Ths.Bs. Nguyễn Thanh Hằng – Phòng HTQT - NCKH

 

 

Bài viết liên quan