1900 8198

42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tìm kiếm

VAI TRÒ CỦA AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI NGƯỜI BỆNH UNG THƯ

22/06/2024 - 03:37

           An toàn thực phẩm có vai trò quan trọng cả trong và sau khi điều trị đối với bệnh nhân ung thư. Người bệnh sau khi trải qua quá trình điều trị với nhiều phương pháp khác nhau: Hóa trị, xạ trị và cấy ghép tế bào gốc/tủy xương, thường làm suy yếu hệ miễn dịch. Điều này làm cho cơ thể người bệnh có nguy cơ cao nhiễm bệnh từ những tác nhân: Vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, nấm mốc…có trong môi trường sống và đặc biệt từ những thực phẩm sử dụng hàng ngày.
 

 1. Một số loại thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn cao hơn. Bao gồm:
 

· Trái cây và rau quả tươi chưa rửa, đặc biệt là rau lá to, dài có thể che giấu bụi bẩn và các hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư gây ô nhiễm.

· Rau mầm, chẳng hạn như mầm cỏ linh lăng

· Thịt bò sống/tái, thịt gia cầm sống hoặc thịt chưa nấu chín.

· Xúc xích nguội hoặc thịt nguội. Trước khi sử dụng nên nấu hoặc hâm nóng

· Động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín, chẳng hạn như hàu sống.

· Pate, cá xông khói

· Một số loại cá, gỏi sống và nấu chưa chín vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao

· Sushi và sashimi, thường có cá sống. Cá đông lạnh ở siêu thị, cá được đóng gói, dán nhãn, an toàn hơn cá khác, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

· Đồ uống không tiệt trùng, chẳng hạn như nước ép trái cây chưa tiệt trùng, sữa tươi, sữa chua men sống hoặc rượu táo

· Phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng, chẳng hạn như phô mai xanh, Brie, Camembert, phô mai dê…

· Trứng chưa luộc chín, các loại thực phẩm làm từ trứng sống, chẳng hạn như bột cookie nguyên liệu tự làm và sốt mayonnaise tự làm

· Salad được chế biến với trứng, thịt nguội, thịt gà hoặc hải sản

2. Các bước đơn giản đảm bảo an toàn thực phẩm

- Mua sắm thông minh:

· Không mua thực phẩm được lưu trữ hoặc bày bán ở những nơi không đảm bảo vệ sinh

· Không mua trái cây hoặc rau quả bị thâm tím, dập nát hoặc hư hỏng.

· Không mua đồ hộp có vết rạn nứt, vết lõm hoặc có chỗ phình ra.

- Chuẩn bị và dọn dẹp thực phẩm cẩn thận:

· Rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả tươi dưới vòi nước chảy và lau khô bằng khăn sạch hoặc khăn giấy.

· Trước khi mở đồ hộp, lau sạch nắp/vỏ hộp

· Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, hãy rửa tay trong 20 giây bằng nước ấm và xà bông. Đặc biệt chú ý đến các vùng giữa các ngón tay và dưới móng tay.

· Làm sạch dụng cụ chế biến thức ăn, bát đĩa bằng nước nóng và nước rửa chén bát chuyên dụng

· Khử trùng nhà bếp và thớt của bạn bằng cách sử dụng 1 muỗng cà phê chất tẩy lỏng không mùi, pha trộn vào 1 lít nước.

- Ngăn ngừa nhiễm chéo:

· Giữ nguyên thịt, gia cầm, hải sản hoặc nước trái cây tránh xa các thực phẩm khác. Vi khuẩn có thể lây lan qua tiếp xúc với thức ăn gây nhiễm chéo.

·  Rửa sạch tất cả các vật dụng dùng để chuẩn bị thức ăn sống, bao gồm dụng cụ nấu ăn, thớt và đĩa, trước khi sử dụng chúng cho các loại thực phẩm khác hoặc thịt đã nấu chín.

· Sử dụng một chiếc thớt riêng để chuẩn bị thịt, cá sống và thực phẩm chưa nấu chín. Không bao giờ sử dụng chiếc thớt này khi bổ trái cây, rau quả, hoặc các loại thực phẩm chin.

- Vứt bỏ thức ăn cũ:

· Ăn thực phẩm đóng hộp và đóng gói trước ngày hết hạn (ngày “sử dụng” hoặc “tốt nhất trước”).

· Tiêu thụ thức ăn thừa trong tủ lạnh trong vòng 3 đến 4 ngày. Sau thời gian đó, hãy bỏ thức ăn còn thừa ra khỏi tủ lạnh. Ngay cả khi thức ăn không có mùi hoặc chưa hư hỏng, nó vẫn có thể không an toàn. Một số vi khuẩn, chẳng hạn như Listeria, có thể phát triển ngay cả trên thực phẩm được lưu trữ trong tủ lạnh nếu chúng được lưu giữ quá lâu.

- Thận trọng khi ăn:

· Tại các nhà hàng, tránh tiệc buffet tự chọn và các loại rau củ sống (xà lách, rau thơm…), nơi thức ăn nằm trong một thời gian dài và tiếp xúc với nhiều người. Thức ăn có thể bị ô nhiễm khi một người nào đó bị nhiễm vi-rút.

· Chọn các nhà hàng sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

· Nấu thức ăn đến nhiệt độ thích hợp. Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ bên trong an toàn của thực phẩm. Có thể tham khảo nhiệt độ nấu ăn được đề xuất trên trang web của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

· Thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh nên được giữ ở mức dưới 40 ° F (4˚C). Và, thực phẩm được lưu trữ trong tủ đông nên được giữ dưới 32˚F (0˚C).

· Có thể rã đông thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phòng, trong nước lạnh hoặc trong lò vi sóng, nhưng cần chế biến ngay sau khi thực phẩm rã đông.

· Sử dụng nguồn nước sạch. Một số nguồn nước, chẳng hạn như nước giếng, có thể chứa vi khuẩn hoặc hóa chất,  kim loại có hại tiềm ẩn. Nước máy được cung cấp là tốt cho những người khỏe mạnh, nhưng nó không được thử nghiệm về sự an toàn cho những người bị suy yếu hệ miễn dịch. Tốt nhất nên sử dụng một bộ lọc nước để loại bỏ các bào tử và mầm bệnh, cũng như các chất hữu cơ vi lượng và kim loại nặng, để sử dụng cho chế biến thực phẩm và ăn uống.

- Các triệu chứng của bệnh do thực phẩm gây ra:

     Các triệu chứng của bệnh do thực phẩm gây ra khác nhau tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Thông thường, các triệu chứng hay gặp:

· Bị tiêu chảy

· Đau bụng hoặc chuột rút

· Buồn nôn/Nôn mửa

· Sốt

·  Đau đầu

·  Đau cơ

Các triệu chứng khởi phát có thể khác nhau. Có thể trong vòng vài giờ đến 10 ngày sau khi ăn thức ăn nhiễm độc hoặc thậm chí lâu hơn. Với một số bệnh do thực phẩm gây ra, các triệu chứng có thể không khởi phát cho đến vài tuần sau đó. Tuy nhiên, thông thường triệu chứng thường xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi bị nhiễm trùng.

- Khi bạn nghi ngờ bệnh do thực phẩm

· Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức. Điều trị sớm là quan trọng.

· Uống nhiều nước

· Lưu giữ thức ăn bị nghi ngờ hoặc các vật liệu đóng gói/bao bì thực phẩm, khi cần thiết có thể kiểm tra

· Trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn tại một nhà hàng hoặc nơi công cộng khác, hãy gọi cho y tế địa phương. Bằng cách báo cáo tình trạng bệnh, điều này có thể giúp ngăn chặn tình trạng bệnh xảy ra ở người khác.

Tài liệu tham khảo:

1. U.S. Food & Drug Administration: Food Safety for People with Cancer

2. U.S. Department of Health & Human Services: Food Safety

 

Bài viết liên quan