Bệnh viện Ung bướu Hà Nội - Nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng
22/06/2024 - 03:37
Một số phương pháp điều trị ung thư và các nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng buồn nôn và nôn. Bác sĩ sẽ quyết định cho người bệnh sử dụng thuốc chống nôn sau khi cân nhắc những điều sau:
· Phương pháp điều trị ung thư có khả năng gây ra nôn và buồn nôn không
· Tình trạng nôn hoặc buồn nôn của người bệnh nặng đến mức nào
· Cách dễ nhất để người bệnh dùng thuốc
· Người bệnh muốn dùng thuốc/cách nào hơn
· Thuốc bắt đầu tác dụng nhanh tới mức nào
· BHYT của người bệnh có chi trả hay không (nhiều loại thuốc rất đắt, đặc biệt ở dạng tiêm tĩnh mạch)
Cách sử dụng thuốc chống nôn và buồn nôn:
Có nhiều cách để dùng thuốc chống nôn và buồn nôn. Ví dụ:
· Tiêm tĩnh mạch
· Uống bằng đường miệng dưới dạng viên nén hoặc nuốt dưới dạng lỏng
· Thuốc tan dưới lưỡi
· Thuốc đặt hậu môn
· Sử dụng qua miếng dán trên da.
Nếu những loại thuốc được sử dụng lúc đầu không hiệu quả, bác sĩ có thể đổi cho người bệnh dùng loại thuốc khác hoặc thêm 1 loại thuốc mới. Cũng có thể đổi đường dùng của thuốc. Dùng thuốc theo đường uống thường là cách tốt nhất, dễ nhất và rẻ nhất để ngăn chặn nôn và buồn nôn. Nhưng nếu trình trạng nôn khiến người bệnh không thể nuốt được thì cần dùng thuốc theo cách khác.
Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn vẫn buồn nôn hoặc nôn mặc dù đã được điều trị. Đừng để cảm giác nôn và buồn nôn khiến bạn cảm thấy tồi tệ, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong quá trình điều trị. Có nhiều loại thuốc có thể sử dụng để ngăn ngừa và điều trị nôn và buồn nôn.
Phương pháp điều trị bổ trợ hoặc thay thế (không dùng thuốc) cho chứng nôn và buồn nôn
Thuốc chống nôn và buồn nôn (chống nôn) là phương pháp điều trị cơ bản nhưng có 1 số phương pháp điều trị không dùng thuốc cũng cũng có thể được áp dụng. Các phương pháp này liên quan đến tác động tinh thần và cơ thể của bạn với sự hỗ trợ của một nhà trị liệu có trình độ chuyên môn.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc có thể được sử dụng đơn độc với các trường hợp buồn nôn nhẹ và thường hiệu quả cho các trường hợp buồn nôn và nôn có dự báo trước. Những phương pháp này có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc chống buồn nôn và nôn cho người đang dùng phương pháp điều trị ung thư có khả năng gây buồn nôn và nôn. Nếu bạn muốn thử một hoặc nhiều phương pháp này, hãy hỏi bác sỹ điều trị ung thư của bạn xem các phương pháp đó có an toàn cho bạn không và giới thiệu bạn đến một nhà trị liệu có chuyên môn về các kỹ thuật này.
Các phương pháp này giảm buồn nôn và nôn bằng cách:
Một số phương pháp không dùng thuốc đã hỗ trợ được một số người bao gồm thôi miên, thiền, bài tập thở hoặc thư giãn cơ, châm cứu bấm huyệt, âm nhạc trị liệu... Hầu hết những phương pháp này có ít hoặc không có tác dụng phụ. Hãy trao đổi với bác sỹ ung thư của bạn trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào để xem có an toàn với bạn hay không. Hỏi bác sỹ về những phương pháp điều trị không dùng thuốc mà họ có thể đề xuất cho bạn.
Nôn thường xuyên có thể nguy hiểm vì có thể dẫn đến mất nước. Nó cũng có thể dẫn đến việc hít phải thức ăn hoặc chất lỏng, có thể gây nghẹt thở và các vấn đề khác.
Nhất định phải trao đổi với bác sỹ ung thư của bạn nếu bạn bị buồn nôn hoặc nôn để họ cho thuốc hỗ trợ. Những loại thuốc này nên được dùng theo lịch trình thường xuyên, hoặc khi cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu một loại thuốc không hiệu quả, họ có thể đề xuất một loại thuốc khác. Có thể mất một vài lần thử để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất với bạn. Hãy nói chuyện với bác sỹ về những gì làm bạn buồn nôn và nôn, và hỏi họ bạn nên làm gì.
Những điều người bệnh nên làm
Đối với buồn nôn
Những đồ nên hoặc không nên ăn vào những ngày bị buồn nôn *
|
Nên |
Không nên |
Thực phẩm giàu protein |
Thịt, cá và gia cầm luộc hoặc nướng; thịt nguội hoặc salad cá Trứng đun chín kỹ Súp kem làm từ sữa ít béo Sữa chua không béo Các chất bổ sung protein thương mại dạng nước trái cây trộn với đá và ăn bằng thìa Phô mai que Bánh mì lạnh |
Các loại thịt chiên và nhiều mỡ, như xúc xích hoặc thịt xông khói Trứng chiên Sữa lắc (trừ khi được làm bằng sữa ít béo và kem) |
Bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ống |
Bánh quy , bánh mì, bánh mì nướng, ngũ cốc lạnh, , bánh mì tròn Cơm phở, bún, mì |
Bánh rán, bánh ngọt, bánh quế, bánh kếp, bánh nướng xốp |
Hoa quả và rau củ |
Khoai tây (nướng, luộc hoặc nghiền) Trái cây đóng hộp hoặc tươi, các loại rau không gây buồn nôn (không ăn nếu chán ăn hoặc buồn nôn nhiều) |
Khoai tây chiên, rau củ tẩm bột, chiên hoặc sốt kem; rau có mùi nặng |
Đồ uống, tráng miệng và các thực phẩm khác |
Bia gừng, nước trái cây lạnh, nước ngọt không có caffein và không có ga, trà đá không có caffein Đá bào hoa quả, gelatin hương trái cây Bánh bông lan; bánh xốp vani Bánh pudding sữa ít béo Kem que, thanh nước trái cây, đá bào Muối, quế, gia vị không gây buồn nôn |
Rượu, cà phê, trà, kem lạnh, bánh quá ngọt và béo Nước sốt salad cay Quả ô liu Kem sữa Hạt tiêu, ớt bột, hành tây, tương ớt, hỗn hợp gia vị |
Đối với nôn
Nguồn: www.cancer.org Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ
Đường dẫn: https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/physical-side-effects/nausea-and-vomiting.html
Biên dịch: ĐD. Bùi Thị Hằng Nga, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng
Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Thanh Hằng, Phòng HTQT-NCKH