Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng một số thành phần trong hệ miễn dịch của con người để chống lại nhiều bệnh, trong đó có bệnh ung thư. Liệu pháp này có tác dụng theo một số cơ chế sau:
Kích thích hoặc tăng cường khả năng đề kháng tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn hoặc thông minh hơn để phát hiện và tấn công các tế bào ung thư
Tạo ra các chất giống với các thành phần của hệ miễn dịch và sử dụng chúng giúp khôi phục hoặc cải thiện cách hệ miễn dịch hoạt động để tìm và tấn công các tế bào ung thư
Dùng thuốc đích đường tĩnh mạch
Một số thuốc điều trị đích được đưa vào cơ thể dưới dạng dịch truyền. Hoá chất đường tĩnh mạch được đưa trực tiếp vào mạch máu qua một ống nhựa nhỏ, mềm được gọi là catheter. Một kim tiêm được sử dụng để đưa catheter vào tĩnh mạch trên cánh tay hoặc bàn tay; sau đó phần kim tiêm sẽ được rút ra, để lại catheter trong mạch máu.
Liệu pháp nhắm trúng đích là gì?
Liệu pháp nhắm trúng đích là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng các thuốc được bào chế để chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào lành.
Phản ứng tiêm truyền xảy ra khi cơ thể bạn có đáp ứng miễn dịch mạnh với một thuốc điều trị ung thư dùng theo đường tĩnh mạch. Các loại thuốc dùng trong điều trị ung thư có thể là thuốc hóa chất, thuốc đích hoặc thuốc miễn dịch. Thuốc có thể được sử dụng theo đường truyền tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm tĩnh mạch nhanh.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một tập hợp các triệu chứng do tổn thương các dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống. Các dây thần kinh này được gọi là dây thần kinh ngoại biên. Chúng dẫn truyền cảm giác (cảm nhận từ những phần khác nhau của cơ thể) đến não và điều khiển hoạt động của tay và chân. Chúng cũng kiểm soát hoạt động của bàng quang và ruột.
Theo viện nghiên cứu Răng hàm mặt quốc gia Mỹ, hơn một phần ba bệnh nhân ung thư tiến triển có các biến chứng ảnh hưởng tới răng miệng. Các tác dụng phụ từ nhẹ tới nặng này có thể bao gồm loét miệng, nhiễm trùng, khô miệng, lợi dễ nhạy cảm và đau hàm. Sức khoẻ răng miệng là một phần quan trọng của sức khoẻ tổng thể, vì vậy hãy để nha sĩ đồng hành trong quá trình điều trị bệnh của bạn.
Bản cam kết chấp thuận điều trị là gì?
Bản cam kết chấp thuận điều trị thường gọi là Bản cam kết trước điều trị là kết quả của sự trao đổi giữa bệnh nhân và bác sĩ điều trị để hai bên nhất trí và bệnh nhân chấp thuận phương pháp điều trị, chăm sóc hoặc các dịch vụ y tế. Tất cả bệnh nhân đều có quyền được cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc trước khi thực hiện các thủ thuật và điều trị. Nếu bệnh nhân là người trưởng thành có đủ khả năng nhận thức để tự quyết định vấn đề điều trị, việc chăm sóc y tế sẽ chỉ được thực hiện sau khi bệnh nhân ký vào bản cam kết chấp thuận điều trị.
Việc ký cam kết chấp thuận điều trị đảm bảo rằng bác sĩ điều trị đã cung cấp cho bệnh nhân thông tin về tình trạng bệnh cũng như các xét nghiệm và các phương án/lựa chọn điều trị trước khi bệnh nhân quyết định chọn phương án điều trị cho họ.
Những thông tin có thể bao gồm:
· Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tên loại bệnh/chẩn đoán
· Tên của thủ thuật hoặc liệu pháp điều trị mà bác sĩ đề nghị thực hiện.
· Những nguy cơ và lợi ích của thủ thuật hoặc phương pháp điều trị.
· Những nguy cơ và lợi ích của những lựa chọn khác, bao gồm cả việc không tiến hành điều trị.
Việc người bệnh ký vào bản cam kết chấp thuận điều trị nghĩa là:
· Bệnh nhân đã nhận được đầy đủ thông tin về những lựa chọn điều trị mà bác sĩ cung cấp.
· Bệnh nhân hiểu rõ về những thông tin đó và được giải thích đầy đủ các thắc mắc của mình.
· Bệnh nhân sử dụng những thông tin đã được cung cấp để quyết định có hay không chọn phương pháp điều trị mà bác sĩ đề nghị. Đôi khi bệnh nhân chỉ chọn một phần trong phương án điều trị đó. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về lựa chọn của mình.
· Nếu bệnh nhân đồng ý chọn toàn bộ hoặc một phần phương án điều trị, bệnh nhân sẽ thể hiện sự đồng ý của mình bằng hành động ký vào Bản cam kết. Bản cam kết hoàn chỉnh với chữ ký của bệnh nhân là bằng chứng pháp lý để bác sĩ tiến hành việc điều trị.
Đối với nhiều người bệnh ung thư tuyến giáp, việc điều trị có thể loại bỏ hoặc phá hủy khối u tuyến giáp. Họ có thể cảm thấy an tâm hơn sau khi hoàn thành điều trị nhưng vẫn lo lắng về việc ung thư có thể tái phát. Đây là lo lắng rất thường gặp của người từng mắc ung thư. Đối với một số người khác, ung thư tuyến giáp có thể không khỏi hoàn toàn hoặc bị tái phát ở một bộ phận khác của cơ thể. Những người này có thể cần điều trị bằng hóa chất, xạ trị, hoặc các phương pháp khác nhằm kiểm soát bệnh trong thời gian lâu nhất có thể.
Khi biết tin mình mắc ung thư hoặc ung thư đã tái phát, người bệnh rất dễ rơi vào trạng thái choáng váng, sốc. Tuy vậy, người bệnh có thể cần phải quyết định ngay các phương án điều trị tiếp theo. Khi bắt đầu đề cập đến việc lựa chọn phương pháp điều trị, điều quan trọng là người bệnh cần:
Tuyến giáp hấp thụ hầu hết iod trong cơ thể. Vì thế iod phóng xạ (I-131) thường được dùng điều trị ung thư tuyến giáp. Các tế bào nang giáp bắt giữ iod phóng xạ, bức xạ ion hóa từ iod phóng xạ có thể phá hủy tuyến giáp và những vị trí có tế bào giáp (bao gồm cả tế bào ung thư) có khả năng lưu giữ iod phóng xạ, nhưng ít ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Để điều trị ung thư giáp cần liều iod phóng xạ lớn hơn nhiều so với liều dùng trong phương pháp xạ hình xác định ung thư tuyến giáp.
Phẫu thuật mở thông ra da là phẫu thuật tạo một lỗ mở thông tạm thời hoặc vĩnh viễn trên da. Lỗ mở thông là đường dẫn từ một cơ quan nội tạng ra bên ngoài ổ bụng. Phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo bắt nguồn từ ruột già, và phẫu thuật mở thông hồi tràng bắt nguồn từ ruột non. Cả hai loại phẫu thuật đều giúp chất thải rắn và hơi thoát ra ngoài cơ thể không thông qua trực tràng. Phẫu thuật mở thông niệu quản qua da giúp nước tiểu ra khỏi cơ thể không thông qua bàng quang. Trong tất cả các loại mở thông qua da, chất thải thường được thu gom trong một chiếc túi đeo bên ngoài cơ thể.
Hầu hết những người cần phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo hoặc mở thông hồi tràng do ung thư chỉ cần dùng hậu môn nhân tạo vài tháng trong khi chờ ruột non hoặc ruột già lành lại. Tuy nhiên, một số người có thể cần lỗ mở thông vĩnh viễn. Mở thông niệu quản ra ngoài da là điển hình của một phẫu thuật mở thông vĩnh viễn và không thể đóng lại được.
Bộ phận nhân tạo là gì?
Bộ phận nhân tạo là một cơ quan/bộ phận được chế tạo để thay thế bộ phận của cơ thể bị thiếu hụt. Trong nhiều trường hợp, một bộ phận của cơ thể bị cắt bỏ do ung thư.Đôi khi các phương pháp điều trị ung thư có thể gây rụng lông/tóc. Dù trong tình huống nào thì sử dụng bộ phận giả cũng giúp cải thiện ngoại hình sau phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác, giúp người bệnh cảm thấy tự tin hơn về ngoại hình và hoạt động chức năng được thực hiện một cách tự nhiên nhất có thể.