Một số phương pháp điều trị ung thư làm người bệnh mất một phần hoặc toàn bộ tóc, thường tóc rụng đi từng mảng trong lúc gội đầu hay chải tóc. Rụng tóc thường làm cả bệnh nhân nam và nữ cảm thấy lo lắng. Người bệnh cần biết rằng tóc sẽ mọc trở lại và có những cách để làm giảm những lo âu khó chịu do việc rụng tóc gây ra.
Ung thư phổi là một bệnh khi khối u ác tính xuất hiện và phát triển từ tổ chức biểu mô phế quản. Ung thư phổi được chia thành ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80 – 85% và ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm khoảng 15 – 20%.
Ung thư phổi thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi đã có di căn xa, nên thời gian sống thêm thường ngắn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp cải thiện thời gian sống thêm cho bệnh nhân.
Để tối ưu hóa trong điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn tiến xa thì sau khi đã xác định được mô học, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm đột biến gen nhằm lựa chọn phương pháp điều trị đích. Theo các hiệp hội ung thư quốc tế khuyến cáo xét nghiệm tìm đột biến gen nên được thực hiện thường quy ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển hoặc di căn có kiểu mô học dạng tuyến. Xét nghiệm tìm đột biến EGFR và ALK đang là một xét nghiệm thường được chỉ định vì tính sẵn có của thuốc điều trị và hiệu quả của nó.
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân nước hoặc phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể gây cho bạn cảm giác khó chịu hoặc không. Tiêu chảy xảy ra khi nước trong ruột của bạn (ruột non hoặc đại tràng) không được hấp thu trở lại cơ thể vì một số lý do.
Một số phương pháp điều trị ung thư và các nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng buồn nôn và nôn. Bác sĩ sẽ quyết định cho người bệnh sử dụng thuốc chống nôn sau khi cân nhắc những điều sau:
· Phương pháp điều trị ung thư có khả năng gây ra nôn và buồn nôn không
· Tình trạng nôn hoặc buồn nôn của người bệnh nặng đến mức nào
· Cách dễ nhất để người bệnh dùng thuốc
· Người bệnh muốn dùng thuốc/cách nào hơn
· Thuốc bắt đầu tác dụng nhanh tới mức nào
· BHYT của người bệnh có chi trả hay không (nhiều loại thuốc rất đắt, đặc biệt ở dạng tiêm tĩnh mạch)
Khi nhu động ruột kém hơn bình thường hoặc khi phân trở nên cứng và khó đại tiện thì được gọi là táo bón. Bạn có thể bị táo bón vì không có đủ lượng chất lỏng trong hệ tiêu hóa hoặc không có đủ sự chuyển động trong ruột của bạn (ruột non hoặc đại tràng), nơi phân được hình thành và được đẩy ra khỏi cơ thể. Một số người bệnh ung thư có thể có nguy cơ cao bị táo bón nếu họ có một khối u trong ổ bụng hoặc trong khung chậu, hoặc do một số phương pháp điều trị ung thư, do ít vận động, suy nhược cơ thể, đang dùng thuốc giảm đau, thay đổi lượng/loại thức ăn, hoặc lượng chất lỏng đưa vào cơ thể ít.
Khô miệng là gì
Chứng khô miệng xảy ra khi khoang miệng không tiết đủ nước bọt hoặc nước bọt trở nên đặc hơn. Đây là tác dụng phụ của xạ trị vùng đầu cổ và một số thuốc hóa trị, một số thuốc khác hay do tình trạng mất nước. Các tuyến nước bọt bị kích thích hoặc tổn thương dẫn đến giảm tiết nước bọt hoặc khiến nước bọt trở nên đặc và dính. Khô miệng hay nước bọt bị đặc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khoang miệng. Nếu bạn hút thuốc hay uống rượu, tình trạng khô miệng có thể nặng hơn.
Người bệnh thường lo lắng về sự an toàn của phương pháp xạ trị vì xạ trị liên quan đến việc tiếp xúc với các hạt phóng xạ nguy hiểm, tuy nhiên xạ trị đã đươc sử dụng để điều trị ung thư một cách an toàn trong hơn 100 năm qua. Cho đến nay đã có rất nhiều tiến bộ trong xạ trị, nhờ đó các qui định và điểm kiểm soát an toàn trong suốt quá trình điều trị đã được xây dựng và hoàn thiện. Các cơ sở điều trị đều được yêu cầu phải tuân thủ các quy tắc và qui định này để giữ an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cả khách đến thăm.
Điều quan trọng cần nhớ là mỗi người bệnh đều khác nhau và những hướng dẫn an toàn cho mỗi người bệnh ung thư cũng có thể khác nhau. Các biện pháp phòng ngừa mà người bệnh cần thực hiện sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị được sử dụng, loại và liều lượng xạ trị người bệnh nhận được. Bác sỹ điều trị sẽ cho người bệnh những hướng dẫn chính xác từng bước người bệnh cần thực hiện, và thời gian người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Người bệnh nên làm theo những hướng dẫn này một cách chính xác.
1. Xạ não
Những người bị khối u não thường được xạ phẫu (xạ trị sử dụng một liều xạ lớn) nếu ung thư chỉ ở một hoặc một vài vị trí trong não. Tác dụng phụ phụ thuộc vào nơi bức xạ chiếu vào. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện nhanh chóng, nhưng một số khác có thể không xuất hiện cho đến 1 đến 2 năm sau khi điều trị. Hãy hỏi bác sĩ xạ trị của bạn về những gì cần theo dõi và khi nào bạn cần gọi cho bác sĩ.
Người bệnh ung thư và gia đình họ khi được chỉ định xạ trị thường rất lo lắng về các tác dụng phụ của xạ trị. Thực tế, khi bác sỹ đưa ra đề nghị điều trị này họ đã có cân nhắc giữa lợi ích của việc điều trị và khả năng xảy ra các tác dụng phụ. Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng trong chuyên ngành xạ trị ung thư, các kỹ thuật tiên tiến và thiết bị hiện đại liên tục được cập nhật và cải thiện không chỉ để tăng hiệu quả điều trị mà còn giảm thiểu những ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Điều quan trọng cần nhớ là phản ứng của cơ thể với xạ trị ở mỗi người mỗi khác. Các tác dụng phụ cũng phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí ung thư, liều xạ bao nhiêu và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh nhân. Một số người ít, thậm chí không bị tác dụng phụ của tia xạ, trong khi những người khác lại bị nhiều tác dụng phụ hơn. Trong các tác dụng phụ sẽ có những loại thường gặp hơn, trong khi có những tác dụng phụ ít hoặc rất hiếm gặp. Bài viết dưới đây giúp người bệnh có thêm hiểu biết về các phương pháp phòng tránh và giảm thiểu ảnh hưởng của tác dụng phụ của xạ trị.
Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp nhất. Tại Việt Nam ghi nhận năm 2018 tỷ lệ bệnh nhân mắc mới UTP lớn thứ hai chỉ sau ung thư gan với hơn 23 nghìn ca, chiếm 14,4% trong tất cả các loại ung thư.
Điều trị ung thư phổi gồm phẫu thuật, xạ trị, điều trị nôi khoa với hóa chất, điều trị đích, điều trị thuốc miễn dịch. Có thể điều trị đơn thuần một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau dựa vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, loại mô bệnh học, đột biến gen…
Trong điều trị nội khoa ung thư phổi, các thuốc hoá chất, thuốc đích hay miễn dịch đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số các tác dụng phụ có thể gặp.
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư đôi khi có thể gây ra triệu chứng khó nuốt ở người bệnh. Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ ngắn hạn của một phương pháp điều trị, ví dụ như hóa trị hoặc xạ trị ở vùng cổ họng hoặc ngực. Loét miệng, nhiễm trùng ở vùng miệng hoặc thực quản (ống nuốt đi từ cổ họng đến dạ dày), hoặc một số vấn đề khác cũng có thể gây khó nuốt. Các vấn đề về nuốt, hoặc gặp khó khăn trong việc nuốt được gọi là hội chứng khó nuốt (dysphagia). Mặc dù không phải là triệu chứng rất nghiêm trọng, chứng khó nuốt có thể làm giảm hấp thu dinh dưỡng, do đó làm suy giảm thể lực, và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lựa chọn thực phẩm và chế biến phù hợp, thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp người bệnh ung thư giảm bớt sự khó chịu và những khó khăn về ăn uống do chứng khó nuốt gây ra