Điều trị ung thư có thể gây ra những thay đổi về thể chất và cảm xúc, bao gồm cả đời sống tình dục của bệnh nhân. Các bác sĩ gọi những loại thay đổi này là "tác dụng phụ về tình dục". Chúng bao gồm những thay đổi về hứng thú của bệnh nhân đối với tình dục và khả năng thực hiện các hành vi tình dục của bệnh nhân.
Điều trị ung thư có thể gây ra những thay đổi về thể chất và cảm xúc, bao gồm cả đời sống tình dục của phụ nữ. Các bác sĩ gọi những loại thay đổi này là "tác dụng phụ về tình dục". Chúng bao gồm những thay đổi về hứng thú với tình dục và khả năng tham gia vào hoạt động tình dục.
Bệnh nhân ung thư cần nói cho bác sĩ điều trị biết nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch. Vì bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư có thể khiến bệnh lý tim mạch và cao huyết áp trở nên nặng hơn. Các bệnh lý này cũng có thể khiến việc điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn hoặc khiến kế hoạch điều trị ung thư khó có thể kết thúc như dự định. Dù vậy, có nhiều cách mà bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ có thể cùng làm để bảo vệ trái tim và quản lý các bệnh lý này trong suốt quá trình điều trị ung thư.
Nhiều phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn đến khả năng sinh sản - tức khả năng thụ thai, của phụ nữ. Vô sinh là không có khả năng thụ thai hoặc không có khả năng giữ được thai trong suốt thai kỳ tự nhiên. Trước khi bắt đầu điều trị ung thư, hãy trao đổi với bác sĩ và hỏi họ về ảnh hưởng của việc điều trị đến khả năng sinh sản. Ngoài ra bạn cũng hãy hỏi về các lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản.
Nhiều phương pháp điều trị ung thư có ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn đến khả năng sinh sản. Khả năng sinh sản là khả năng làm cha của một đứa trẻ. Vô sinh nghĩa là không có khả năng làm cha của một đứa trẻ.
Trước khi bắt đầu điều trị ung thư, hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn. Hãy hỏi liệu việc điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn không và có những lựa chọn nào để bảo tồn khả năng sinh sản.
Ung thư trong thai kỳ không phổ biến. Bản thân ung thư hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển. Việc chẩn đoán và điều trị ung thư trong thai kỳ có thể phức tạp hơn bình thường. Điều này là do các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư cũng như các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi, vì vậy mỗi bước trong quá trình chăm sóc y tế sẽ được thực hiện cẩn thận. Điều quan trọng là người bệnh gặp được nhóm chăm sóc sức khoẻ có kinh nghiệm với việc điều trị ung thư trong thai kỳ.
Nhiều bệnh nhân đã rụng tóc trong quá trình điều trị ung thư, do đó họ mong muốn tóc mọc mới được chăm sóc một cách tốt nhất. Mặc dù phải mất một thời gian để tóc mọc trở lại, bạn hoàn toàn có thể nuôi dưỡng và tạo kiểu với tóc mới. Bạn cần chăm sóc tóc và da đầu và chờ đến khi tóc mọc dài hơn và ổn định, để có thể tạo kiểu và thay đổi các phong cách khác nhau cho mái tóc của mình.
Khi nào tôi có thể nhuộm tóc?
Nhìn chung, miễn là tóc và da đầu của bạn đủ khỏe mạnh và bạn thực hiện kiểm tra độ nhạy cảm của da (test dị ứng) trước khi nhuộm, thì không cần có độ dài cụ thể để có thể nhuộm tóc.
Tuy nhiên, Tổ chức tư vấn Chăm sóc tóc cho bệnh nhân ung thư khuyên bạn nên để tóc mọc dài ít nhất 2,5cm trước khi nhuộm màu, để có thể chắc chắn rằng tóc đủ khỏe.
Nhuộm tóc là một cách tuyệt vời để tạo kiểu và thay đổi phong cách cho mái tóc ngắn, tuy nhiên nhiều bệnh nhân lo lắng đến các tổn hại có thể gây ra cho tóc mới mọc lại sau điều trị ung thư. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật thông minh và màu tóc có chứa các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên để sử dụng cả ở nhà và hiệu tóc.
Các bác sỹ có thể đề nghị bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp trong 4 trường hợp sau:
1. Bệnh nhân có nhân giáp nghi ung thư.
2. Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp.
3. Bệnh nhân có nhân giáp hoặc bướu giáp gây triệu chứng tại chỗ: chèn ép khí quản, gây khó nuốt hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
4. Bệnh nhân có nhân giáp hoặc bướu giáp gây triệu chứng cường giáp do sản xuất dư thừa hormone tuyến giáp: bướu nhân độc, đa nhân độc hoặc trong bệnh lý Basedow.
Một khối u cần sự cấp máu liên tục để phát triển và tồn tại. Nút mạch là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm mục đích chặn nguồn cấp máu tới khối u để giảm kích thước u hoặc gây chết tế bào hoàn toàn. Kỹ thuật này sử dụng chất lỏng, hạt, hoặc vi cầu để làm tắc mạch máu.
Tế bào gốc là gì?
Tất cả các tế bào máu trong cơ thể – bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu – đều bắt đầu từ các tế bào non (chưa trưởng thành) được gọi là các các tế bào gốc tạo máu. Đây là những tế bào rất non chưa phát triển hoàn toàn. Mặc dù chúng có chung nguồn gốc, những tế bào gốc này có thể biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào máu nào, tùy thuộc vào cơ thể cần gì khi mỗi tế bào gốc đang phát triển. Các tế bào gốc chủ yếu sống trong tủy xương (phần mô xốp của xương). Đây là nơi chúng phân chia tạo thành các tế nào máu. Khi trưởng thành, các tế bào máu rời khỏi tủy xương và di chuyển vào máu. Một lượng nhỏ các tế bào gốc chưa trưởng thành cũng đi vào dòng máu. Chúng được gọi là các tế bào gốc máu ngoại vi.
Hormone là các protein hoặc các chất được cơ thể sản sinh nhằm kiểm soát hoạt động của từng loại tế bào. Ví dụ, một vài cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách bình thường là dựa vào các hormone sinh dục, ví dụ như estrogen, testosterone và progesterone. Có nhiều các loại hormone khác trong cơ thể, ví dụ như hormone tuyến giáp, cortisol, adrenaline và isulin. Các cơ quan hoặc tuyến khác nhau sản sinh các loại hormone khác nhau.