Mệt mỏi và/hoặc suy nhược là cảm giác thường gặp ở người bệnh ung thư, nhưng mức độ biểu hiện ở mỗi người mỗi khác. Cảm giác yếu ớt là một phần của sự mệt mỏi. Điều quan trọng cần nhớ là đối với một số người tình trạng mệt mỏi có thể đỡ hơn sau khi kết thúc điều trị nhưng với một số người khác thì lại kéo dài nhiều tháng, năm sau đó. Vì vậy người bệnh và gia đình cần nhận biết các biểu hiện cũng như những cách khắc phục mệt mỏi và suy nhược cũng như tìm trợ giúp từ chuyên gia y tế khi cần để tránh tình trạng tiến triển nặng và kéo dài gây những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong quá trình xạ trị cho người bệnh cần một đội ngũ các chuyên gia y tế được đào tạo chuyên sâu tham gia điều trị và chăm sóc. Đội ngũ này có thể bao gồm những thành phần sau:
Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư. Các tên khác của liệu pháp xạ trị là liệu pháp bức xạ, chiếu xạ và liệu pháp tia X.
Đại tiện mất kiểm soát
Đại tiện mất kiểm soát (không tự chủ) là hiện tượng phân hoặc hơi thoát ra ngoài một cách ngoài ý muốn. Những người mắc chứng đại tiện mất kiểm soát có thể không thực sự có cảm giác mót đại tiện lúc đó hoặc có cảm giác mót đại tiện nhưng không kịp vào nhà vệ sinh. Người mắc chứng đại tiện mất kiểm soát thường mô tả những khó chịu của họ như:
Không thể kiểm soát được phân, hơi thoát ra từ hậu môn
Cảm giác mót đại tiện trước khi bị đại tiện mất kiểm soát
Phân thoát ra thường lỏng, nhầy
Chứng mất kiểm soát hay không tự chủ khi tiểu tiện, đại tiện là hiện tượng một người không thể kiểm soát được việc tiểu tiện hay đại tiện làm cho nước tiểu hoặc phân thoát ra ngoài một cách ngoài ý muốn. Chứng mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị tốt.
Sợ hãi, lo lắng, tự ti và dễ cáu gắt là những cảm giác thường thấy ở những người mắc chứng tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát này. Nếu bạn không may mắc chứng bệnh này, bạn thường phải né tránh những cử chỉ thân mật hoặc quan hệ tình dục bởi bạn lo ngại mình có thể bị rỉ nước tiểu, “xì hơi” hoặc thậm chí là phân ra một cách mất kiểm soát. Bên cạnh đó việc lo lắng, thậm chí là sợ hãi những “sự cố” ngoài ý muốn như vậy có thể hạn chế nhiều hoạt động thể chất, giải trí ngoài trời của bạn.
Chứng tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát có thể xảy ra với cả nam và nữ, trên người bệnh ung thư sau điều trị (phẫu thuật hoặc các điều trị khác) hoặc cũng có thể xảy ra trên người không mắc bệnh ung thư. Nếu bạn có bất kỳ khó chịu hoặc khó khăn nào liên quan tới việc kiểm soát hoạt động tiểu tiện, đại tiện, bạn cần thông báo với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Giảm bạch cầu là gì?
Giảm bạch cầu là sự giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Những tế bào này là yếu tố bảo vệ chính của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Giảm bạch cầu gặp phổ biến sau khi người bệnh nhận được hóa trị liệu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
LEEP là kỹ thuật khoét chóp mới nhất hiện nay. Kỹ thuật dựa trên nguyên lý sử dụng dao điện loại mới để khoét vùng tổn thương nhằm điều trị triệt để, đồng thời lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh nhằm loại trừ hoặc chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung.
Y học chẩn đoán đã có những bước tiến lớn trong việc đánh giá hình ảnh của bệnh nhân với nhiều bệnh khác nhau. Do đó PET/CT (Positron Emission Tomography - Computed Tomography) hiện nay được sử dụng nhiều trong lâm sàng, đặc biệt là trong chuyên ngành ung bướu.
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học có những thành tựu tiến bộ vượt bậc đã mở ra nhiều triển vọng trong điều trị bệnh ung thư nói chung. Hiện nay, liệu pháp “nhắm trúng đích” trong điều trị bệnh ung thư hay được nhắc tới.
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới và gặp nhiều hơn ở các nước phát triển. Theo thống kê năm 2012 của Globocan, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc (10%) và thứ 4 về tỷ lệ tử vong (8,5%) do ung thư. Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số 5 bệnh ung thư thường gặp, có xu hướng gia tăng, theo ghi nhận ung thư Hà Nội tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 7,5/100.000. Hiện nay chúng ta chưa tìm hiểu được hết các yếu tố nguy cơ, tuy nhiên phân biệt được các yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh và không thể phòng tránh giúp cho chúng ta thực hiện tốt công tác phòng bệnh.