Những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ bao gồm: ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư da và ung thư buồng trứng. Việc trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết sẽ giúp bạn phòng ngừa cũng như phát hiện sớm những loại ung thư này (công tác điều trị sẽ dễ dàng hơn khi tổn thương ung thư còn nhỏ, chưa lan rộng).
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Điều trị ung thư cũng như việc điều trị triệu chứng và giảm nhẹ các tác dụng phụ đều có vai trò quan trọng. Trên thực tế, điều trị ung thư và điều trị các tác dụng phụ thường diễn ra đồng thời. Đây được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc hỗ trợ.
Chăm sóc giảm nhẹ hiệu quả nhất nếu được bắt đầu thực hiện ngay khi cần và trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ đồng thời với điều trị ung thư thường ít gặp các triệu chứng nặng hơn, có chất lượng cuộc sống tốt hơn, và hài lòng hơn với việc điều trị. Người bệnh có thể được chăm sóc giảm nhẹ ở mọi lứa tuổi, với mọi loại bệnh ung thư và ở mọi giai đoạn của bệnh.
Tác dụng phụ trên hệ tim mạch tuy không thường gặp nhưng là tác dụng phụ nguy hiểm của một số phương pháp điều trị ung thư. Cụm từ “độc tính tim mạch” cũng được sử dụng để chỉ tác dụng phụ này. Tác dụng phụ trên tim mạch có thể gây những hậu quả sau:
Ảnh hưởng tới điều trị
Làm giảm chất lượng cuộc sống
Tử vong (hiếm gặp)
Chỉ một số ít phương pháp điều trị ung thư có tác dụng phụ trên tim mạch và có nhiều biện pháp để ngăn ngừa những tác dụng phụ này.
Làm giảm nhẹ tác dụng phụ là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Đây được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc hỗ trợ. Người bệnh cần trao đổi với bác sỹ và điều dưỡng chăm sóc khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào mới hoặc khi các triệu chứng hiện tại có sự thay đổi.
Bệnh nhân ung thư và gia đình rất quan tâm tới các phương pháp điều trị ung thư mới và muốn biết phương pháp ấy có hiệu quả với mình hay không. Dù bác sỹ chưa đề cập đến những phương pháp này thì họ vẫn muốn tìm hiểu và thậm chí thử sử dụng vì họ muốn có mọi cơ hội chữa khỏi bệnh. Nhưng trước khi đặt thời gian, tiền bạc và cả cơ thể mình vào một phương pháp điều trị mới, bạn cần tìm hiểu kỹ để có thể có nhận định chính xác và có quyết định đúng đắn. Hãy dành thời gian thích đáng để tìm hiểu đầy đủ thông tin về phương pháp điều trị mới từ những nguồn tin cậy. Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bệnh nhân và người thân tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả.
1. Viêm gan vi-rút B tái hoạt động là gì?
Viêm gan vi-rút B (sau đây gọi tắt là viêm gan B) là bệnh do vi-rút viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm phổ biến toàn cầu và nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, chủ yếu do các biến chứng của xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan [1]. Việt Nam là nước có tỉ lệ lưu hành viêm gan B cao, chiếm 10.7% dân số [2]
HBV có thể gây viêm gan tối cấp, viêm gan cấp và viêm gan mạn. Tùy theo đáp ứng miễn dịch của cơ thể sau khi nhiễm HBV mà có thể có nhiều trạng thái viêm gan B mạn khác nhau. Người bị viêm gan B mạn ngoài nguy cơ tiến triển thành xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan, còn có nguy cơ chuyển từ trạng thái không hoạt động trở thành viêm gan B tái hoạt động. Viêm gan B tái hoạt động là một hội chứng được biểu hiện bởi sự tăng lên của HBV trong máu của người bị viêm gan B mãn tính không hoạt động hoặc sự xuất hiện trở lại của HBV trên người bị viêm gan B đã hồi phục [3].
Câu trả lời là: Có. Viêm gan vi-rút B (HBV – Hepatitis B Virus) và viêm gan vi-rút C (HCV- Hepatitis C Virus) có thể gây bệnh ung thư gan và bệnh U lympho ác tính không Hodgkin (một loại ung thư của hệ tạo huyết)
Di truyền, đột biến gen và nguy cơ ung thư
Di truyền học là lĩnh vực khoa học xem xét cách các đặc tính (chẳng hạn như màu mắt) được truyền từ cha mẹ sang con cái của họ thông qua gen.
Gen là các đoạn DNA (axit deoxyribonucleic) bên trong tế bào của chúng ta, quy định cho tế bào cách tạo ra các protein mà cơ thể cần để hoạt động. DNA là “bản thiết kế” di truyền trong mỗi tế bào. Các gen ảnh hưởng đến các đặc điểm di truyền được truyền từ cha mẹ sang con cái, chẳng hạn như màu tóc, màu mắt và chiều cao. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến việc một người có khả năng mắc một số bệnh nhất định không, chẳng hạn như ung thư.
Bệnh ung thư khởi phát khi các tế bào bắt đầu tăng sinh vượt quá sự kiểm soát của cơ thể. Hầu như bất kỳ tế bào nào trong cơ thể cũng có thể trở thành tế bào ung thư, và có thể phát tán ra các vùng khác nhau trên cơ thể. Mặc dù cơ chế sinh bệnh trên là đúng với cả ung thư người lớn và trẻ em, vẫn có những khác biệt về loại ung thư thường chỉ có ở trẻ em, cũng như về phương pháp điều trị chúng.
Làm cách nào bác sĩ biết con bạn bị ung thư?
Các triệu chứng phụ thuộc vào loại bệnh ung thư, vị trí của ung thư, độ lớn của nó và mức độ ảnh hưởng của ung thư tới các bộ phận khác trên cơ thể. Hãy trao đổi với bác sĩ về bất cứ thay đổi nào mà bạn thấy ở con bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của con bạn và thăm khám.
Nếu các triệu chứng gợi ý con bạn đang mắc ung thư, cần làm thêm các xét nghiệm để khẳng định. Cần trao đổi với bác sĩ về các xét nghiệm này và cách thực hiện. Con bạn có thể cần được sử dụng thuốc ngủ khi thực hiện một số xét nghiệm.
Làm thế nào để nhận biết hội chứng ung thư gia đình?
Ngày nay, ung thư không còn là bệnh hiếm gặp. Ở Mỹ, cứ 3 người có 1 người mắc bệnh ung thư trong thời gian sống của họ, vì vậy có những gia đình có nhiều người mắc ung thư.
Khi có nhiều ca ung thư xảy ra trong một gia đình, lý do thường là vì gia đình đó cùng tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh, ví dụ như hút thuốc.
Đôi khi có thể nguyên nhân gây bệnh là do tương tác giữa một vài gene cụ thể và yếu tố phơi nhiễm. Ví dụ, một vài người có di truyền một gene làm họ khó đào thải độc tố của khói thuốc hơn người bình thường. Vậy thì những người này dễ mắc ung thư hơn nếu họ hút thuốc so với những người bình thường không mang gene này.
Hoặc ít gặp hơn, ung thư trong một gia đình có liên quan mật thiết đến một đột biến gene di truyền trong hội chứng ung thư gia đình.
Ngày nay trên toàn cầu ung thư không còn là bệnh hiếm gặp. Cùng với những bước tiến vượt bậc trong điều trị ung thư, công tác điều dưỡng ung thư cũng liên tục phát triển và tiến bộ nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư. Vai trò của người điều dưỡng ung thư không còn dừng ở tiêm truyền, thay băng, đo nhiệt độ…theo y lệnh của bác sỹ, họ đã được đào tạo trình độ cao hơn, chuyên sâu hơn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả điều trị và đáp ứng nhu cầu của người bệnh và gia đình. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam trở thành thành viên Hiệp hội Điều dưỡng Ung thư quốc tế vào năm 2020, thông qua hoạt động tham gia hiệp hội và các dự án hợp tác quốc tế, các điều dưỡng trong bệnh viện thường xuyên được cập nhật những kiến thức và tiến bộ mới nhất về điều dưỡng ung thư từ các chuyên gia và giảng viên quốc tế, không ngừng cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân ung thư. Nhân ngày Điều dưỡng quốc tế, chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của người điều dưỡng ung thư ở các nước trên thế giới.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở trước cổ, có chức năng sản xuất hormone (nội tiết tố) tuyến giáp. Những chất nội tiết này điều hòa thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim và chuyển hóa, giúp cơ thể chúng ta hoạt động một cách bình thường. Tuyến giáp sử dụng iốt có trong khẩu phần ăn hàng ngày để sản xuất hormone tuyến giáp.
Trong thời gian gần đây, bệnh lý về tuyến giáp ngày càng trở nên phổ biến, trong đó phải kể tới ung thư tuyến giáp.